Thứ năm 28/03/2024 22:08

Phim hình sự trinh thám tìm lối đi riêng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thông thường, thể loại phim hình sự trinh thám càng về cuối càng đuối thì ở “Mặt nạ gương” hoàn toàn trái ngược.
Phim hình sự trinh thám tìm lối đi riêng
Điểm cộng của "Mặt nạ gương" là lối diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên và tình tiết phim kịch tính. Ảnh Đoàn làm phim

Thành công từ “Người phán xử”, “Hồ sơ cá sấu” đã tạo bước đệm cho xu hướng làm phim hình sự trở lại sóng truyền hình. Không chỉ thu hút rating (số lượng khán giả theo dõi), loại hình phim hình sự còn phản ánh góc nhìn đa chiều về thời cuộc.

Từ dòng phim hình sự điều tra phá án, tâm lý tội phạm đến dòng phim hình sự trinh thám đều bám sát vào dòng chảy của dạng phim “ngành - nghề” đang nở rộ trên thị trường phim truyền hình Việt.

Là thể loại phim hình sự trinh thám ít khai thác trên sóng truyền hình, thế nhưng 26 tập phim “Mặt nạ gương” (đạo diễn Bùi Quốc Việt) đã mang tới cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Một bộ phim dựa theo một vụ án thẩm mỹ có thật từng khiến cư dân mạng xôn xao, nhưng cách kể chuyện mới lạ cộng thêm khắc sâu tâm lý hình sự, phim hấp dẫn khán giả từ những tập đầu phát sóng.

Có thời điểm, “Mặt nạ gương” thắng thế trên bảng xếp hạng khi leo lên vị trí số 2 trong top 10 chương trình truyền hình tháng 10-2021. Các tập phim đứng số 1 trong top 10 phim truyền hình VTV năm 2021. Vượt qua nhiều bộ phim đình đám là “11 tháng 5 ngày”, “Mùa hoa tìm lại”, “Hương vị tình thân”,…

Cái kết của phim “Mặt nạ gương” phần nào đã hóa giải sức hút riêng của thể loại phim hình sự trinh thám. Thông thường, thể loại phim này càng về cuối càng đuối thì ở “Mặt nạ gương” hoàn toàn trái ngược.

Cách đạo diễn Bùi Quốc Việt đưa các tình tiết gay cấn ở chặng cuối tạo hấp dẫn với khán giả. Nhiều khán giả hài lòng khi cái kết thỏa mãn với họ cả về hình ảnh và kịch bản. Bộ phim được đánh giá "về đích" thành công.

Mỗi góc máy, cảnh quay cận đều lột tả sắc nét tâm lý của nhân vật. Bên cạnh diễn xuất đạt của dàn diễn viên tên tuổi thì điểm cộng của phim còn kể tới vai trò đạo diễn hình ảnh của DOP Vũ Trung Kiên.

Theo chia sẻ có DOP Vũ Trung Kiên, câu chuyện phim là khuôn hình không quá chuẩn mực, u tối và đầy bí ẩn, nhưng luôn dẫn dụ, hấp dẫn người xem với những phân cảnh đêm đen mà khán giả chỉ nhận biết được câu chuyện, chứ không thể khẳng định được chính xác nhân vật đó là ai, vai trò như thế nào và ai mới là hung thủ.

Thuộc dòng phim hình sự trinh thám, “Mặt nạ gương” là hành trình phá án nhưng không có quá nhiều hình ảnh trang phục CAND. Duy ở phần cuối, đoàn làm phim đã huy động hàng chục cảnh sát cơ động để giải cứu cho gia đình ông Nghị (NSƯT Hoàng Hải đóng) được đánh giá là chất xúc tác mang tới cảm xúc chân thật cho khán giả.

Hơn nữa, bộ phim không đi vào lối mòn cũ với các vụ án điều tra mang tính chất cơ học. Cách kể chuyện phim “Mặt nạ gương” có nhiều nút thắt kịch tính, khiến khán giả cảm thấy hấp dẫn.

Thông qua bài thơ nhân sinh về cuộc đời là bài học cảnh tỉnh đáng để suy ngẫm. Trên nền tảng công nghệ số, trích đoạn phim được phát lại giúp cho khán giả có cơ hội được nghe lại trọn vẹn bài thơ.

“Nhân quả là lẽ ở đời/ Sống sao cho đáng con người thiện lương/ Thế gian tình nghĩa vuông tròn/ Lấy vừa là đủ tranh hơn được gì/ Nếu còn mang dạ sân si/ E rằng vạn nẻo đường đi khó lường…

“Mặt nạ gương” khép sóng nhưng dư âm về bộ phim thuộc series “Cảnh sát hình sự” vẫn được các nghệ sĩ cùng khán giả nhắc tới là bộ phim luôn nằm trong top phim truyền hình được yêu thích.

Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động