Thứ sáu 22/11/2024 16:38

Phát hiện, giải thích, hướng dẫn đương sự thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng Thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2024 và Chương trình số 5789 ngày 27/11/2023 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an về phối hợp trực trợ giúp pháp lý (TGPL) trong điều tra hình sự.
Phát hiện, giải thích, hướng dẫn đương sự thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý
Hội nghị triển khai công tác năm 2024 và Chương trình số 5789 ngày 27/11/2023 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an về phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự ngày 15/3 tại Sở Tư Pháp. Ảnh: Công Phương.

Phát hiện, giải thích kịp thời cho người được trợ giúp pháp lý

Phát biểu tham luận tại hội nghị, anh Nguyễn Hoàng Long, Phó Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp, Công an huyện Mê Linh có bài tham luận về thực trạng công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2023; giải pháp và những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp về TGPL trong hoạt động tố tụng.

Theo đó, anh Nguyễn Hoàng Long cho biết, thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018 về hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh đã quán triệt tới toàn thể cán bộ điều tra, điều tra viên những nội dung cơ bản về trợ giúp pháp lý, đối tượng, điều kiện, trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của bị can, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, vụ việc

Đồng thời, trang bị cho cán bộ điều tra, điều tra viên đầy đủ các văn bản liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý để nghiên cứu và triển khai thực hiện trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc. Yêu cầu cán bộ điều tra, điều tra viên trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc phải chú ý, kịp thời phát hiện những trường hợp thuộc diện được trợ giúp pháp lý, giải thích cho họ cũng như người thân của họ quyền và nghĩa vụ được hưởng trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ liên hệ với Trung tâm trợ giúp pháp lý để thực hiện quyền yêu cầu khi tham gia tố tụng.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh đã niêm yết công khai Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại phòng trực ban hình sự của Cơ quan điều tra và khu vực sảnh "Nhà tạm giữ" để người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, các đương sự, người thân thích của những người này và đông đảo quần chúng Nhân dân có thể tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về đối tượng, quyền, nghĩa vụ, trình tự, thủ tục, các hình thức trợ giúp pháp lý, địa chỉ cần liên hệ khi có nhu cầu trợ giúp pháp lý.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh đã làm tốt công tác kiểm tra, xác minh lý lịch người bị tạm giữ, tạm giam, bị can để kịp thời phát hiện các trường hợp được hưởng trợ giúp pháp lý, đồng thời tiến hành giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý cho các đối tượng. Hướng dẫn người bị tạm giữ, tạm giam, bị can hoặc người thân viết đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý gửi đến Trung tâm trợ giúp pháp lý để họ thực hiện quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý vừa để đảm bảo về tố tụng, vừa đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và bị can. Chủ động thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý các trường hợp thuộc diện và có yêu cầu trợ giúp pháp lý để Trung tâm trợ chủ động phối hợp và tạo điều kiện cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý làm thủ tục trợ giúp pháp lý.

Phát hiện, giải thích, hướng dẫn đương sự thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý
Anh Nguyễn Hoàng Long, Phó Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp, Công an huyện Mê Linh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Công Phương.

Tạo điu kin thun li để Tr giúp viên pháptham gia vào quá trình t tng

Phó Đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp, Công an huyện Mê Linh thông tin thêm, trong năm 2023 Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh đã khởi tố 183 vụ án hình sự với 420 bị can, đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho 118 trường hợp là luật sư và trợ giúp viên trợ giúp pháp lý, trong đó: cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho 109 trường hợp là trợ giúp viên trợ giúp pháp lý, người đại diện hợp pháp cho bị can; cấp giấy chứng nhận người bảo vệ của đương sự cho 08 trường hợp là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý chủ yếu là người bị buộc tội từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là: 71 trường hợp (chiếm 65% số trường hợp thuộc diện được trợ giúp pháp lý).

Để đảm bảo về quyền lợi cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh luôn tạo điều kiện thuận lợi để Trợ giúp viên hoặc Luật sự cộng tác viên tham gia vào quá trình tố tụng của vụ việc, vụ án, tạo điều kiện thuận lợi nhất để Trợ giúp viên được tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam, bị can; cũng như nghiên cứu hồ sơ, sao chép tài liệu theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh và Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP Hà Nội đã có mối quan hệ chặt chẽ trong việc trao đổi, cập nhật các văn bản hướng dẫn mới, tiếp nhận Tờ thông tin trợ giúp pháp lý, các tài liệu thông tin về trợ giúp pháp lý để tuyên truyền cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý và tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, đương sự hoặc người thân của họ thực hiện việc yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Khi có yêu cầu, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã phân công ngay Trợ giúp viên hoặc Luật sư, Cộng tác viên tham gia tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cấp thông báo đăng ký bào chữa cho Trợ giúp viên pháp lý và cung cấp các tài liệu cần thiết để Trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can và các đương sự khác.

Các ý kiến tham gia bào chữa cho bị can của Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự khi tham gia tố tụng đều được Cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, cân nhắc theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, góp phần đảm bảo khách quan, toàn diện đúng bản chất vụ án và hành vi phạm tội của bị can để vụ án được giải quyết triệt để, đúng người, đúng tội đúng pháp luật, đồng thời đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, người bị hại.

Trong thời gian tới, anh Nguyễn Hoàng Long đề xuất một số giải pháp như: tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Trung tâm trợ giúp pháp lý, kịp thời thông báo, thông tin về các trường hợp thuộc diện trợ giúp pháp lý để trợ giúp viên tham gia tố tụng kịp thời, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, vụ việc; đa dạng hóa các phương thức truyền thông về trợ giúp pháp lý, lựa chọn nội dung phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức đa dạng như: thông quan báo chí, phát thanh truyền hình, bảng thông tin, hộp tin, tờ rơi về trợ giúp pháp lý phù hợp với từng diện đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết của người dân và các đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Tăng cường công tác tập huấn, quán triệt Thông tư liên tịch số 10/2018 nhằm nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động cho đội ngũ cán bộ là điều tra viên, cán bộ điều tra, cán bộ trại tạm giam, Nhà tạm giữ; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, các cơ quan tiến hành tố tụng để kịp thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho những đối tượng yếu thế, chủ động tiếp cận và xử lý các thông tin liên quan đến người được trợ giúp pháp lý để kịp thời phát hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.

Tập huấn “Kỹ năng tư vấn pháp luật hành chính đối với người cao tuổi” Tập huấn “Kỹ năng tư vấn pháp luật hành chính đối với người cao tuổi”

Trung tâm Trợ giúp Pháp lý Nhà nước TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn “Kỹ năng tư vấn pháp luật hành chính ...

Công Phương - Trọng Quân
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động