Thứ bảy 12/04/2025 15:08
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Phân vùng chức năng để quản lý, khai thác không gian ngầm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định không gian ngầm phải phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng. Việc xây dựng công trình ngầm phải được cấp phép theo quy định.
Bãi xe ngầm khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.                 Ảnh: Khắc Hạnh
Bãi xe ngầm khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Khắc Hạnh

Xây dựng trong không gian ngầm phải căn cứ vào quy hoạch

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tích cực chỉnh lý, hoàn thiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Với việc sửa đổi toàn diện, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều điểm mới, trong đó có các quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị.

Theo dự thảo Luật mới nhất, việc quản lý và sử dụng không gian ngầm tại các đô thị, khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô tuân theo các nguyên tắc: dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo, thủy văn; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh; bảo tồn không gian văn hóa và cảnh quan môi trường, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; việc xây dựng công trình ngầm phải thực hiện theo dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất trên bề mặt của công trình ngầm phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng quy định không gian ngầm phải phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng. Việc xây dựng công trình ngầm phải được cấp phép theo quy định. Đồng thời, đầu tư xây dựng công trình trong không gian ngầm dùng chung hoặc không gian ngầm khu vực TOD phải căn cứ vào quy hoạch chi tiết.

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê không gian ngầm để xây dựng công trình ngầm theo dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư sử dụng vào mục đích kinh doanh phải nộp tiền thuê không gian ngầm. Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình ngầm được cấp chứng nhận quyền sở hữu đối với công trình ngầm dưới mặt đất và thực hiện quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự.

Chính phủ quy định chi tiết các khoản 3, 4, 5 và 6 của Điều 19. Đồng thời, UBND TP Hà Nội ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng.

Phát huy giá trị văn hóa khu vực nội đô lịch sử

Về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định khi thực hiện các dự án cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị phải gắn với bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị để phát huy giá trị văn hóa khu vực nội đô lịch sử. Đồng thời, thực hiện lộ trình giãn dân ở khu vực nội đô lịch sử gắn với cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nêu rõ, HĐND TP Hà Nội quy định hỗ trợ cá nhân, tổ chức cải tạo, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị; hỗ trợ cá nhân, tổ chức đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết nhà ở cũ tại phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý kiến trúc và thiết kế đô thị; hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình; cơ chế hỗ trợ đền bù tái định cư, di dời, chuyển đổi nghề nghiệp; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử để tu bổ, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị.

UBND TP Hà Nội ban hành quy chế quản lý biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị, bao gồm: điều kiện, yêu cầu, biện pháp tu bổ, phục hồi, bảo tồn, quản lý, khai thác, sử dụng biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị. Đồng thời, thành lập và quy định tổ chức, hoạt động của Quỹ Bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị để thực hiện tu bổ, phục hồi, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị, ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử.

Quỹ Bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị của Thủ đô là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; được ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ. Quỹ Bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị của Thủ đô hoạt động theo các quy định: quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật; nguồn thu của Quỹ được hình thành từ nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách Nhà nước; các khoản đóng góp của chủ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; nhiệm vụ chi của Quỹ là hỗ trợ cho chương trình, dự án, hoạt động phi dự án liên quan đến bảo tồn, hỗ trợ người dân để thực hiện tu bổ, phục hồi, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị, ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử.

Luật Thủ đô (sửa đổi): nên áp dụng mức trần vay để đảm bảo khả năng trả nợ
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thường trực Ủy ban Pháp luật làm việc với các cơ quan hữu quan
Cơ chế đặc thù giúp y tế Thủ đô phát triển hiện đại
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tìm chủ nhân của số tiền 11 triệu đồng đánh rơi ở khu vực Thổ Quan – Khâm Thiên

Tìm chủ nhân của số tiền 11 triệu đồng đánh rơi ở khu vực Thổ Quan – Khâm Thiên

Thông tin từ Công an phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, đơn vị tiếp nhận số tiền 11 triệu đồng từ một tài xế xe ôm nhặt được và tìm chủ nhân của số tài sản này.
Nữ du khách nước ngoài vui mừng nhận lại tài sản bị mất

Nữ du khách nước ngoài vui mừng nhận lại tài sản bị mất

Ngày 10/4, Công an phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội đã trao trả tài sản bị mất cho nữ du khách nước ngoài.
Nhiều cơ hội xúc tiến và kích cầu du lịch tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2025

Nhiều cơ hội xúc tiến và kích cầu du lịch tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2025

Sáng 10/4, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo), Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) đã khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam 2025 (VITM Hà Nội 2025) với chủ đề “Phát triển điểm đến Xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam”.
Kế hoạch phân luồng giao thông tại Hà Nội phục vụ đón đoàn khách quốc tế

Kế hoạch phân luồng giao thông tại Hà Nội phục vụ đón đoàn khách quốc tế

Công an TP Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4/2025, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Theo đó, Công an TP Hà Nội sẽ tạm cấm một số tuyến đường và phân luồng từ xa.
Luật Thủ đô 2024: thu hút đầu tư vào nông nghiệp  công nghệ cao

Luật Thủ đô 2024: thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

Luật Thủ đô 2024 đã tạo được hành lang pháp lý vững chắc, tạo động lực mới để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới.
Vi phạm đường sắt gia tăng, vì sao khó xử lý?

Vi phạm đường sắt gia tăng, vì sao khó xử lý?

Một số trường hợp tài xế ô tô vi phạm qua các đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động, gây mất an toàn giao thông, đe dọa an toàn chạy tàu nếu không được ngăn chặn kịp thời. Tình trạng này đang diễn ra phổ biến hiện nay.
Dự báo thời tiết 12/4: Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa rải rác do ảnh hưởng của không khí lạnh

Dự báo thời tiết 12/4: Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa rải rác do ảnh hưởng của không khí lạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 12/4.
Hà Nội đơn giản hóa 34 thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Hà Nội đơn giản hóa 34 thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án đơn giản hóa 34 thủ tục hành chính của Sở Nông nghiệp và Môi trường, giúp rút ngắn hàng chục ngày xử lý, cải thiện hiệu quả phục vụ người dân.
Dự báo thời tiết 11/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; từ đêm mai có mưa, trời lạnh

Dự báo thời tiết 11/4: Bắc Bộ trưa chiều có nắng; từ đêm mai có mưa, trời lạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 11/4.
Không để gián đoạn quản lý giáo dục khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Không để gián đoạn quản lý giáo dục khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 1581/BGDĐT-GDPT về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Chi tiết kế hoạch thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của Bộ GD&ĐT

Chi tiết kế hoạch thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của Bộ GD&ĐT

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Kế hoạch số 403/KH-BGDĐT ngày 9/4/2025 về tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Hà Nội: thành lập Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Hà Nội: thành lập Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1979/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông TP Hà Nội năm 2025.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động