PBGDPL hướng về cơ sở, bám sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBà Đặng Thanh Tâm, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phường Hàng Đào đóng góp tham luận về công tác PBGDPL tại tọa đàm |
Theo bà Đặng Thanh Tâm, trong quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL nhằm đảm bảo quyền được thông tin về pháp luật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn quận nói Hòan Kiếm chung và phường Hàng Đào nói riêng.
Bám sát nội dung, yêu cầu của các văn bản về PBGDPL của Đảng, Nhà nước; các chương trình, kế hoạch về PBGDPL của Chính phủ và UBND TP Hà Nội; các khương trình, đề án, kế hoạch công tác, các nhiệm vụ trọng tâm của Quận ủy - HĐND - UBND quận và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa phường.
UBND phường Hàng Đào thực hiện các hình thức PBGDPL, nội dung tuyên truyền phong phú, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền và nhu cầu thực tiễn của người dân trên địa bàn phường.
Theo bà Tâm, do đặc thù của phường Hàng Đào nói riêng và của phường khu phố cổ quận Hoàn Kiếm nói chung, nơi đây tập trung nhiều dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, khách sạn và du lịch. Do vậy, việc tuyên truyền, PBGDPL của UBND phường tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân trên địa bàn phường.
Phường đã có nhiều cách làm nhằm triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật tới Nhân dân. Trong đó, phường tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật với sự tham gia của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn phường. Thông qua hội nghị tuyên truyền, báo cáo viên truyền tải với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật. Tại hội nghị, báo cáo viên có điều kiện để giải thích, phân tích, làm sang tỏ nội dung cần tuyên truyền, người nghe có thể hỏi đáp để được giải đáp trực tiếp những vấn đề mình quan tâm.
Bên cạnh đó, PBGDPL thông qua “Tủ sách pháp luật”. Bà Tâm cho biết, “Tủ sách pháp luật” là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của cơ quan Nhà nước nói chung, đặc biệt là quá trình điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở vào đời sống của cộng đồng dân cư, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người đọc tập hợp nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.
PBGDPL thông qua sinh hoạt câu lạc bộ (Câu lạc bộ B93,..) và sinh hoạt tổ dân phố là một hình thức tuyên truyền hiệu quả qua sinh hoạt của hội viên, Nhân dân trong từng tổ dân phố và khách mời để giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện để họ đề đạt và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật.
Cùng với đó, phường Hàng Đào còn tích cực tuyên truyền pháp luật qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Bà Tâm cũng cho biết, đây là một trong các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả.
Những nội dung pháp luật được chuyển tải đến các đối tượng thông qua cuộc thi một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô cứng. Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật của người tổ chức cũng được trau dồi, gọt dũa.
Kết quả tuyên truyền, PBGDPL thông qua hình thức thi tìm hiểu pháp luật tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của người dự thi, qua đó là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật và kỹ năng PBGDPL của cả người tổ chức cuộc thi và người theo dõi, tìm hiểu cuộc thi.
Bên cạnh đó, phường còn chú trọng PBGDPL thông qua các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giúp các đối tượng nắm bắt được các thông tin pháp lý, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, hướng dẫn phương pháp xử sự các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi, hướng dẫn công dân, tổ chức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
“Công chức Tư pháp - Hộ tịch phường thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết thủ tục hành chính tại UBND phường. Do vậy, công chức Tư pháp - Hộ tịch phường đóng vai trò như một tư vấn viên thực hiện giải đáp một số nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao và hướng dẫn người dân liên hệ với cơ quan có thẩm quyền nào để được giải quyết”, bà Tâm chia sẻ.
Trợ giúp pháp lý nhằm giúp đỡ miễn phí của tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người có nhu cầu tiếp cận tới các dịch vụ pháp lý, đặc biệt là người nghèo, đối tượng yếu thế,… nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đằng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.
Hiện tại, thực hiện kế hoạch của Hội luật gia quận Hoàn Kiếm, UBND phường phối hợp với Chi hội luật gia phường triển khai mô hình “Hội luật gia tham gia hỗ trợ pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực gia đình trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”.
PBGDPL thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý sẽ giúp các đối tượng nắm bắt được các thông tin pháp lý, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, hướng dẫn phương pháp xử sự các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi, hướng dẫn công dân, tổ chức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, PBGDPL thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở tại phường cũng rất hiệu quả, việc các tổ viên hoà giải bằng hoạt động hoà giải của mình cung cấp các kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật.
PBGDPL thông qua ký cam kết gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật (ký cam kết đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định; cam kết tháo dỡ mái che, mái vẩy sai quy định; cam kết phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ,…).
PBGDPL luật gắn với ứng dụng CNTT để tuyên truyền, PBGDPL trong thời đại công nghệ số hiện nay là một nhu cầu tất yếu. UBND phường Hàng Đào cũng như nhiều địa phương khác đã triển khai hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin pháp luật dễ dàng, thuận tiện hơn.
UBND phường cập nhật thường xuyên nội dung bài viết, tin bài viết trên Cổng thông tin điện tử của phường; Bảng tin, trạm tin của phường. Đặc biệt, trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và thực hiện giãn cách xã hội, UBND phường đã áp dụng mạng xã hội như: facebook, zalo nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL.
Việc tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác PBGDPL đã thể hiện được sự đổi mới, đa dạng hóa hình thức tiếp cận pháp luật cho người dân, được người dân tích cực đón nhận, góp phần thực hiện hiệu quả…
Công tác tuyên truyền PBGDPL bám sát chỉ đạo của Trung ương và Thành phố | |
Luật PBGDPL góp phần tạo chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ pháp luật |
Tọa đàm “10 năm Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào cuộc sống” |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại