“Ông tôi là một người anh hùng”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhạc sĩ Ngọc Khuê (thứ hai từ trái sang) là người có những năm tháng gắn bó sâu sắc với Cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu |
Là người lính phòng không không quân, được kết nạp Đảng đúng ngày 27/12/1972, đồng thời cũng là một nhạc sĩ có những năm tháng gắn bó sâu sắc với cách mạng Việt Nam nên chiến thắng oanh liệt “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” với nhạc sĩ Ngọc Khuê vô cùng đặc biệt.
Trong tác phẩm “Ông tôi là một người anh hùng”, nhạc sĩ Ngọc Khuê đã khéo léo mượn tâm tư, tình cảm của một sĩ quan trẻ, một người đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam nghĩ về quá khứ hào hùng của ông cha. Bên cạnh sự khâm phục, tự hào còn là khao khát cống hiến, xây dựng đất nước để xứng đáng với công lao to lớn của thế hệ đi trước.
Nhạc sĩ Ngọc Khuê chia sẻ, trong chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, người ông đó là sĩ quan chỉ huy tên lửa và trực tiếp chỉ huy đoàn tên lửa của mình bắn hạ máy bay B.52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Ông không hẳn là viết về một người lính cụ thể nhưng tất cả câu chuyện trong ca khúc này lại là những câu chuyện thật.
Người ông đã chỉ huy trận địa tên lửa vạch nhiễu tìm thù để cho bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay B.52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Còn người mẹ của chiến sĩ trẻ được sinh ra trong chính những ngày bom rơi đạn lửa đó. Để rồi, người mẹ ấy sinh ra anh lính trẻ, ngày càng trưởng thành, tiếp bước ông mình, trở thành người lính, sẵn sàng phụng sự đất nước, Nhân dân.
Nhạc sĩ Ngọc Khuê chia sẻ thêm, khi viết về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của Hà Nội, ông liên tưởng ngay đến những người Anh hùng đã trực tiếp cùng với quân, dân ta làm nên chiến công hiển hách năm nào. Đó là Anh hùng không quân trực tiếp lái máy bay Phạm Tuân, Anh hùng Vũ Xuân Thiều dũng cảm đâm thẳng vào máy bay B.52 của Mỹ để tiêu diệt kẻ thù. Hay Anh hùng tên lửa - Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Phiệt. Khi ấy, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57, Trung đoàn 261, Sư đoàn Phòng không 361 bảo vệ Thủ đô Hà Nội năm 1972.
Theo nhạc sĩ Ngọc Khuê, những sĩ quan tên lửa của thời kỳ đó rất dũng cảm và sáng tạo. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở tài năng vạch nhiễu tìm thù. B.52 cũng như rất nhiều máy bay của Mỹ khi bay vào miền Bắc đã làm nhiễu sóng rất nhiều, gây khó khăn cho ta. Cho nên, làm thế nào vạch được cái nhiễu đó để tìm được B.52 và tiêu diệt chúng chính là chiến công lừng lẫy của quân đội ta.
Để viết nên ca khúc chạm đến trái tim khán giả, nhạc sĩ Ngọc Khuê đã tổng hợp hình ảnh của những người anh hùng, từ đó gom lại, tạo nên câu chuyện cho mọi người cảm nhận được thời khắc lịch sử của Hà Nội lúc bấy giờ. Cũng vì viết về những năm tháng chiến tranh oanh liệt của dân tộc nên ông dùng giai điệu âm nhạc hùng tráng để khắc họa khí thế sục sôi, khẩn trương, anh dũng của quân và dân ta. Theo nhạc sĩ Ngọc Khuê, đó là trách nhiệm của những người đã trải qua thời kỳ hoa lửa, chứng kiến những chiến công hiển hách của dân tộc.
Người Anh hùng kể chuyện bắn máy bay B52 bằng nghệ thuật rối nước | |
Lung linh ánh nến tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ | |
Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng: Mỗi bức ảnh là một tư liệu lịch sử sống động |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại