Thứ hai 08/07/2024 00:56

Những việc nên làm trong ngày Vu Lan báo hiếu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Lễ Vu Lan báo hiếu là một ngày lễ lớn của Phật giáo, được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Lễ Vu Lan năm 2203 rơi vào thứ 4, ngày 30/82023 dương lịch.
Những việc nên làm trong ngày Vu Lan báo hiếu
Phóng sinh đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Ảnh: Thuỳ Ninh

Ngày lễ Vu Lan là ngày lễ trọng đại trong văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam. Đây cũng là dịp để các Phật tử thể hiện lòng biết ơn và lòng từ bi bằng cách cúng dường, tổ chức các hoạt động thiện nguyện và truyền bá những giá trị tốt đẹp. Trong ngày lễ Vu Lan, người ta thường đi viếng thăm các ngôi chùa, tu viện, nơi tiến hành các nghi lễ cúng dường và lễ trì tụng kinh Phật.

Vào ngày lễ Vu Lan, người ta còn tổ chức các nghi thức cúng dường như đốt hương, đặt trà, trái cây và thực phẩm trước bàn thờ tổ tiên, trước tượng Phật Thích Ca là một phần quan trọng trong ngày lễ. Lễ Vu Lan gợi nhắc tới sự vô thường và luân hồi, khuyến khích mọi người sống đạo đức và đoan trang trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày lễ Vu Lan tôn vinh tình hiếu thảo và lòng biết ơn đối với cha mẹ, tổ tiên và những người đã qua đời. Theo quan điểm Phật giáo, Vu Lan báo hiếu là dịp để mọi người tưởng nhớ và báo hiếu đối với công ơn của cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và chăm sóc suốt đời. Ngày lễ Vu Lan không chỉ có ý nghĩa tôn vinh tình cha mẹ, mà còn tạo ra một không gian để mọi người nhớ đến tình người, tôn trọng và quan tâm đến mọi người xung quanh.

Lễ Vu Lan không đơn thuần là ngày lễ tôn giáo, ngày này còn mang ý nghĩa sâu sắc nhớ về cội nguồn dân tộc, nhắc nhở đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với tổ tiên. Lễ Vu Lan phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân của nhân dân ta từ bao đời nay. Lễ Vu Lan là ngày lễ mang đậm nét nhân văn, làm sáng ngời đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Nên làm gì trong đại lễ Vu Lan?

- Đi chùa sám hối, cầu bình an cho tổ tiên, cha mẹ, gia đình: Ngày lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khi ngài chứng thần thông và biết rằng mẹ bị đọa vào ngạ quỷ luôn đói khát mà lại không thể ăn được bất cứ thứ gì vì khi miếng ăn đưa đến miệng sẽ bị đốt cháy do khi còn sống bà có tính tham lam, bỏn xẻn.... Chính vì vậy, đây là dịp tốt để mọi người đi chùa sám hối, cầu an cho tổ tiên, cha mẹ, gia đình, gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm gần gũi, vừa là cách để tâm hồn bạn lắng lại giữa bộn bề cuộc sống và lan tỏa tình yêu thương, nhân ái đến mọi người nhiều hơn.

Khi đi chùa, mọi người nên giữ các qui tắc như ăn mặc giản dị, kín đáo với tinh thần kính cẩn để giữ tôn nghiêm nơi linh thiêng.

- Phóng sinh: Phóng sinh là một hành động và nghi lễ truyền thống trong Phật giáo chỉ về cách thực hành để cứu súc vật, chim chóc, cá khỏi bị giết hại hay giam nhốt. Phóng sinh vào dịp Tết, rằm tháng Giêng hay rằm tháng bảy,... đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt.

- Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo: Trong ngày lễ Vu Lan, tại các chùa, đạo tràng thường thực hiện nghi lễ bông hồng cài áo. Đây là một nghi lễ đẹp và ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu đạo.

Bông hồng đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời và bông hồng trắng dành cho những người mà cha mẹ đã rời xa cõi trần thế. Nghi lễ đầy nhân văn này nhắc nhở ta rằng hãy quý trọng thời gian tươi đẹp như bông hồng đỏ thơm ngát lúc ba mẹ còn bên cạnh để không phải hối tiếc khi Người rời xa ta, như bông hồng trắng buồn bã nơi ngực áo.

- Làm nhiều việc thiện: Giúp đỡ người khác trong lòng bạn sẽ luôn cảm thấy vui tươi bất kể việc có ai đó công nhận điều đó hay không. Tâm trạng tốt lên sẽ xua tan được ưu phiền, giữ được tâm sáng, mang lại bình an.

- Mua quà tặng cha mẹ, ông bà: Sẽ tuyệt vời hơn khi bạn gửi đến những bậc sinh thành của mình một món quà ý nghĩa, kèm theo đó là những câu chúc ấm áp dành cho họ. Bạn hãy lưu ý đến sở thích và thói quen của ông bà, cha mẹ để lựa chọn được những món quà ý nghĩa nhất nhé.

- Gọi điện hỏi thăm cha mẹ, ông bà nếu ở xa: Nếu bạn đang bận rộn với công việc và cuộc sống riêng mà không thể trở về bên cạnh cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan, hãy dành ra một ít thời gian để gọi điện hỏi thăm cha mẹ, ông bà nhé. Không có món quà nào ý nghĩa bằng tấm lòng chân thành, hiếu thảo của con cái. Được con cháu quan tâm, hỏi thăm vào ngày này chính là điều ý nghĩa nhất đối với cha mẹ, ông bà.

- Thăm viếng mộ tổ tiên: Ngày lễ Vu Lan là ngày để bạn tri ân, kính nhớ tổ tiên, hướng về nguồn cội. Bạn nên thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà tổ tiên và những người đã khuất để bày tỏ lòng tưởng nhớ của mình.

Đem những việc tốt trong năm để dâng lên ông bà, cầu nguyện cho gia đình được bình an cũng như điểm lại những việc chưa tốt để khắc phục sửa chữa trong thời gian sắp đến.

- Mâm cơm cúng dâng lên ông bà tổ tiên: Mâm cơm cúng ông bà tổ tiên là nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam trong ngày lễ Vu Lan. Tùy theo truyền thống mà mỗi gia đình có thể chọn dâng món chay hoặc thanh bông, hoa quả, trà, nước như sắp lễ cúng vào rằm và mùng 1 hàng tháng nhằm thể hiện lòng tưởng nhớ, thành kính và cầu mong tổ tiên được an nghỉ nơi chín suối.

Tháng bảy - mùa vu lan báo hiếu Tháng bảy - mùa vu lan báo hiếu

Miền Bắc luôn mang trong mình khí hậu khắc nghiệt, có khi dầm mình trong mưa phùn, gió bấc, rồi lại đưa lưng ra chịu ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu

Mùa Vu Lan báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam...

Lễ cúng cô hồn có phải là lễ Vu Lan? Lễ cúng cô hồn có phải là lễ Vu Lan?

Ngày rằm tháng 7 âm lịch được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan, và cũng là ngày “Xá tội vong ...

HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động