Thứ bảy 23/11/2024 11:30

Lễ cúng cô hồn có phải là lễ Vu Lan?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày rằm tháng 7 âm lịch được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan, và cũng là ngày “Xá tội vong nhân” tức lễ cúng cô hồn. 2 ngày lễ này gắn với 2 sự tích khác nhau, tuy nhiên lại tổ chức vào một ngày khiến nhiều người cho rằng lễ Vu Lan và cúng cô hồn là một.
Lễ cúng cô hồn có phải là lễ Vu Lan?
Theo quan niệm dân gian, lễ Vu Lan là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đối với đấng sinh thành. Ảnh: LĐO

Lễ Vu Lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm) là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói).

Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn.

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên.

Lễ Vu Lan của Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt, mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Trong khi lễ Vu Lan đề cao sự báo hiếu thì lễ Xá tội vong nhân lại đề cao sự ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát còn lảng vảng trên trần gian.

Theo tín ngưỡng dân gian, từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch cho đến ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vất vưởng khắp nhân gian tùy theo nghiệp tội mà họ được về sớm, về với nhân gian nhiều ngày hay ít ngày.

Vì vậy, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để bố thí cho các cô hồn không nơi nương tựa và mong ước họ được bữa cơm, bữa cháo cho bớt khổ và cũng mong họ sớm được siêu sinh.

Tháng cô hồn và lễ Vu Lan không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở rất nhiều các quốc gia, vùng lãnh thổ khác, đặc biệt là các nước Á Đông. Ở Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch và cả ngày rằm tháng 7.

Ở Đài Loan thì ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng thông thường thường tập trung vào ngày 15 của tháng với 3 phần khác nhau: Đầu tiên là mời các vong hồn, cúng tế cho họ ăn vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

Không chỉ nằm trong tín ngưỡng của các nước phương Đông, các nước phương Tây cũng có cho mình ngày Xá tội vong nhân tương tự đó chính là Halloween hay còn được biết đến rộng rãi là ngày hội hóa trang ma quỷ.

Câu chuyện hóa trang thành ma quỷ thật ra chỉ là hoạt động do người đời sau thêm thắt vào; còn về bản chất nguyên thủy, Halloween vốn có rất nhiều nét tương đồng với ngày Xá tội vong nhân.

Riêng ở Việt Nam, người dân thường tổ chức ngày lễ Vu Lan báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là lễ thí thực cho chúng sinh (cúng chúng sinh) vào cùng ngày rằm tháng 7 âm lịch. Chỉ có điều, theo một số tài liệu, người phía Bắc thường trọng lễ Xá tội vong nhân còn miền Trung và miền Nam lại đề cao lễ Vu Lan báo hiếu.

Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn? Vì sao tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn?

Dân gian Việt Nam vẫn gọi tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng cô hồn. Vậy tháng cô hồn là gì? Nguồn gốc tháng ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu
HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động