Thứ hai 25/11/2024 23:36

Những tác hại khôn lường của việc thường xuyên thức khuya

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhiều người có thói quen thường xuyên thức khuya dù biết không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ thức khuya có hại tới cơ thể và làn da như thế nào. Vậy các tác hại của thức khuya là gì?
Những tác hại khôn lường của việc thường xuyên thức khuya
Thường xuyên thức khuya sẽ khiến bạn gặp nhiều hệ lụy về sức khỏe. Ảnh minh họa

1. Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc thức khuya và tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch (CVD) ở người lớn.

Vì huyết áp giảm trong khi ngủ, những người không ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ có nhiều khả năng bị tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tim như đột quỵ. Ngoài ra, thức khuya còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, béo phì…

Một giấc ngủ kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây viêm và kích thích xơ vữa động mạch. Tình trạng mảng bám tích tụ trong động mạch và hạn chế lưu lượng máu đến tim và các cơ quan khác, xơ vữa động mạch có thể dẫn đến tử vong.

2. Thức khuya làm tăng nguy cơ xơ gan

Trong một nghiên cứu năm 2017 do Đại học Geneva thực hiện, các nhà khoa học ở Thụy Sĩ đã phát hiện ra rằng gan thích nghi với chu kỳ ngủ và thức của bạn và hoạt động theo chu kỳ đó. Thức khuya sẽ khiến hoạt động của gan bị rối loạn. Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2020 cũng phát hiện ra rằng ngủ không đủ giấc vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ xơ gan.

Lưu thông máu tập trung vào gan của chúng ta trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Nếu chúng ta vẫn thức trong thời gian đó, gan của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn và có thể tự suy yếu. Vì gan đóng vai trò rất lớn trong việc đào thải độc tố nên nếu gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

3. Thức khuya gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Thức khuya có thể kích hoạt các cytokine gây viêm được tìm thấy trong hầu hết các rối loạn tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS) và ung thư đại trực tràng.

Hơn nữa, những người thức khuya lại thường ăn đêm. Hành vi không lành mạnh này có thể gây hại thêm cho dạ dày của bạn.

4. Thức khuya gây đau đầu và suy giảm trí nhớ

Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu...

5. Thức khuya khiến da bị lão hóa sớm

Thức quá khuya khiến làn da của bạn không được tái tạo và phục hồi. Các quá trình lão hóa cũng diễn ra nhanh chóng hơn khi giấc ngủ là quá muộn và không đủ giấc. Tình trạng sạm da, da xỉn màu, khô, nổi mụn, da nhanh chóng xuất hiện nếp nhăn,... dễ xuất hiện hơn đối với người có thói quen ngủ muộn.

Ngoài ra, tình trạng mất cân bằng hoóc môn do thức khuya cũng khiến tóc không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng khiến sợi tóc yếu dần và bạc màu.

6. Thức khuya có thể gây ra các bệnh về thận

Một nghiên cứu năm 2017 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Nghiên cứu Sức khỏe Kangbuk Samsung ở Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng những người có chất lượng giấc ngủ kém đã tăng quá trình lọc cầu thận. Tình trạng này có liên quan đến giai đoạn đầu của bệnh thận.

Một nghiên cứu khác của Tạp chí Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ cũng đưa ra kết luận tương tự. Phát hiện cho thấy rối loạn giấc ngủ có thể kích hoạt protein niệu (quá nhiều protein trong nước tiểu), gây ra các bệnh về thận.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc và không thức khuya là việc làm cần thiết để duy trì sức khỏe. Vì vậy, nếu là "cú đêm", bạn hãy sắp xếp lại lịch trình hàng ngày của mình để có thể đi ngủ trước 11 giờ đêm nhé.

9 tác hại của việc bỏ bữa sáng
Tác hại của việc sử dụng điện thoại trong khi đi vệ sinh
HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động