Thứ hai 29/04/2024 17:34

Những sai lầm thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đái tháo đường là căn bệnh mãn tính, đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi người bệnh mắc phải những lỗi sai cơ bản trong quá trình dùng thuốc, sinh hoạt và ăn uống… Dưới đây là những sai lầm thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường.
Những sai lầm thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính, đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ. Ảnh minh họa

Tự ý bỏ thuốc tây, chuyển sang dùng thuốc nam, đông y, thực phẩm chức năng

Rất nhiều người bệnh tự ý bỏ thuốc tây, chuyển sang sử dụng các loại thuốc không rõ xuất xứ, được quảng cáo có thể chữa dứt điểm đái tháo đường. Theo đó, trong thời gian đầu sử dụng, người bệnh có thể cảm thấy người khỏe khoắn hơn, các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, sức khỏe của người bệnh giảm sút, thậm chí có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong. Những loại thuốc này rất có thể chứa thành phần phenformin - một loại thuốc trị đái tháo đường đã bị cấm lưu hành từ lâu, vì nguy cơ gây toan máu do nhiễm axit lactic ‏cao với tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở người lớn tuổi và suy thận.

Tự ý thay đổi liều lượng thuốc hoặc dùng chung đơn điều trị đái tháo đường với người khác

Nhiều người bệnh đái tháo đường có xu hướng lơ là việc uống thuốc hoặc tự ý giảm liều khi thấy đường huyết ổn định. Điều này rất nguy hiểm, có thể khiến đường huyết tăng cao mà bệnh nhân không ý thức được, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, đái tháo đường là bệnh mãn tính, người bệnh cần tái khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh thuốc kịp thời sao cho phù hợp.

Nếu người bệnh không tái khám định kỳ hoặc sử dụng mãi một đơn thuốc mà không có sự điều chỉnh có thể khiến hiệu quả điều trị và phòng ngừa bị giảm sút.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Người bệnh đái tháo đường không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn các thực phẩm chứa đường và tinh bột. Người bệnh đái tháo đường nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ chất. Về lượng tinh bột nên nạp vào cơ thể hàng ngày, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn lượng phù hợp, tránh tiêu thụ quá mức gây tăng đường huyết.

Theo dõi đường huyết không đúng cách

Người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên theo dõi đường huyết của mình. Chỉ số đường huyết lúc đói và sau khi ăn đều có ý nghĩa quan trọng và người bệnh cần theo dõi, kiểm soát chúng.

Không tập luyện thể dục vì lo sợ hạ đường huyết

Một số người bệnh đái tháo đường hạn chế tập luyện thể dục thể thao vì lo sợ có thể gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, tập luyện điều độ, phù hợp với thể trạng giúp người bệnh đái tháo đường duy trì cân nặng ổn định, cải thiện khả năng kiểm soát ‏ đường huyết và tăng hiệu quả sử dụng insulin của cơ thể. Người bệnh nên tập luyện ít nhất 150 phút/tuần ở cường độ trung bình, tương đương với đi bộ 5km/h, chia thành 5 buổi mỗi tuần.

Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa
Minh Nhật
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động