Thứ hai 25/11/2024 23:09

Những điểm sáng của ngành Tư pháp Thủ đô năm vừa qua

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm 2022, trải qua một năm đại dịch đầy biến động, khó khăn và thách thức nhưng ngành Tư pháp Thủ đô vẫn nỗ lực vượt qua và thực hiện tốt các nhiệm vụ, đạt được những điểm sáng theo đúng các yêu cầu đề ra.
Những điểm sáng của ngành Tư pháp Thủ đô năm vừa qua
Đồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó GĐ Sở Tư pháp TP Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP cho biết, năm qua Hội đồng đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Về công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của Sở Tư pháp

Địa bàn TP Hà Nội năm 2022 đã kịp thời, linh hoạt bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và TP để tham mưu UBND TP xây dựng, ban hành các văn bản và triển khai theo đúng nhiệm vụ đề ra.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó GĐ Sở Tư pháp TP Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL TP cho biết, năm qua Hội đồng đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó chú trọng ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung đáp ứng phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội của TP.

Đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh Covid-19 phù hợp với từng nhóm đối tượng mang lại hiệu quả cao. Góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật nói chung, về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng của cán bộ và Nhân dân Thủ đô. Các đơn vị cấp TP và các quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền pháp luật trong Nhân dân.

Thành ủy, UBND TP và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt. Công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở góp phần bảo đảm an ninh chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn TP, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” của TP là vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa ổn định phát triển kinh tế, thực hiện chủ đề công tác năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Hội đồng PHPBGDPL TP luôn nhận được chỉ đạo sát sao của Trung ương, Bộ Tư pháp, Thành ủy, UBND TP; chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền PBPL, pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 và các lĩnh vực pháp luật liên quan đến đời sống dân sinh trên địa bàn TP…

Về công tác kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hà Nội

Tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm sát năm 2022 và triển khai công tác năm 2023 của VKSND TP Hà Nội diễn ra ngày 29/12 vừa qua, đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá, Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác kiểm sát; đoàn kết, chủ động, sáng tạo triển khai nhiều biện pháp, cách làm hay và hiệu quả. Kết quả công tác của VKSND TP Hà Nội đã góp phần lớn trong việc giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; nâng cao uy tín, vị thế của ngành Kiểm sát trong lòng Nhân dân Thủ đô...

Về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, trong năm 2022, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP Hà Nội về cơ bản được giữ ổn định. VKSND hai cấp TP phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Về kết quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND hai cấp TP Hà Nội thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về công tác THQCT, KS việc giải quyết nguồn tin tội phạm, nhất là các quy định mới liên quan đến thẩm quyền của công an cấp xã, việc tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin do thiên tai, dịch bệnh... đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp liên ngành số 01/QC-LN ngày 21/4/2017 của 10 Sở, ngành TP Hà Nội về trao đổi, cung cấp thông tin giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trên địa bàn.

Về công tác của Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội

Vừa qua, dự Hội nghị triển khai công tác năm 2023 của TAND TP Hà Nội, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, trong năm 2022 TAND TP Hà Nội đã giải quyết khối lượng công việc lớn, chiếm gần 10% tổng số vụ việc cả nước. Toà án hai cấp đã giải quyết lượng vụ việc đáng kể so với toàn quốc đặc biệt là các vụ án hình sự của TP Hà Nội rất đa dạng về quy mô, mức độ, tính chất phức tạp.

Cho đến thời điểm này không có oan sai, đảm bảo chất lượng xét xử. Xét xử kịp thời nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn do Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương chỉ đạo, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết về xét xử trực tuyến.

Tổ chức tốt việc thực hiện Luật Hoà giải đối thoại tại toà án, đến thời điểm này tỉ lệ hoà giải thành và rút đơn là 56%, đây là tỉ lệ rất đáng khích lệ. Việc tăng cường hoà giải đối thoại giúp giải quyết các xung đột xã hội bằng phương pháp thương lượng trên tinh thần tự nguyện, giảm áp lực cho Toà án rất nhiều, ý nghĩa lớn với xã hội. Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh trong năm tiếp theo cần thực hiện tốt nhiệm vụ này, trách nhiệm chính thuộc về các toà án quận huyện khi tính chất vụ việc còn đơn giản.

Chánh án TAND tối cáo cũng đánh giá cao việc công khai bản án của TAND TP Hà Nội khi đã công khai được 21.000 bản án. Công khai bản án giúp người dân tiếp cận, giám sát công lý, giúp Thẩm phán có trách nhiệm hơn, cẩn thận hơn.

TAND hai cấp TP Hà Nội cũng đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tổ chức xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không kết án oan người không phạm tội và không bỏ lọt tội phạm; các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đều có căn cứ pháp luật; hình phạt Tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo nghiêm minh, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô.

Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật
Hà Nội tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật

Ngành Tư pháp Thủ đô tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng, chú trọng chuyển đổi số

Mục tiêu trong năm 2023, ngành Tư pháp Thủ đô sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác Tư pháp, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Tư pháp.

Đối với hoạt động của Tòa án, sẽ công khai lịch phiên tòa, công khai các bản án của TAND hai cấp TP Hà Nội đã xét xử; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp, sao bản án, quyết định để rút ngắn, phấn đấu trả kết quả trong ngày cho công dân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

Đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng sự tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin đa chiều giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp qua hình thức đối thoại trực tuyến, các hình thức phổ biến pháp luật phù hợp khác. Huy động rộng rãi mạng viễn thông, mạng xã hội tham gia phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt là giúp người dân tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian; dễ dàng khai thác và ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận pháp luật.

Đối với hoạt động kiểm soát, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và công tác nghiệp vụ; duy trì các hình thức giao ban, hội nghị trực tuyến; tiếp tục thực hiện số hóa hồ sơ lưu trữ, số hóa hồ sơ vụ án phục vụ công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

Tăng cường việc ứng dụng số hóa hồ sơ vụ án, báo cáo án bằng sơ đồ tư duy đối với những vụ, việc phức tạp, đông đối tượng nhằm hỗ trợ, phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát điều tra và báo cáo án. Đồng thời, là cơ sở tiến tới xây dựng hồ sơ điện tử, thuận tiện trong việc lưu trữ, tra cứu hồ sơ; giúp cho Kiểm sát viên thuận lợi trong việc trích dẫn, sử dụng các chứng cứ, tài liệu để tranh tụng tại phiên tòa.

Bộ trưởng Lê Thành Long gửi thư chúc mừng Ngày truyền thống ngành Tư pháp
Bám sát các sự kiện chính trị, pháp lý của Thủ đô
Đổi mới mạnh mẽ hoạt động giám sát, đi sâu vào những lĩnh vực trọng điểm
Duy Minh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư Tô Lâm: đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng Bí thư Tô Lâm: đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”

Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” vì phạm vi còn nhỏ hẹp, chưa đầy đủ.
Nên để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo

Nên để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo

Đại biểu đề nghị nghiên cứu phương án lược bỏ các quy định giới hạn tỷ lệ diện tích quảng cáo trên báo, tạp chí truyền thống, để cơ quan báo chí tự quyết định.
Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở báo cáo T.Ư có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động