Những ai không nên uống sữa đậu nành?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhững ai không nên uống sữa đậu nành? Ảnh: int |
Lợi ích của sữa đậu nành
- Tăng cường khả năng miễn dịch: sữa đậu nành chứa isoflavone và saponin, đặc biệt là genistein, một isoflavone có khả năng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư. Genistein cũng giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm và tăng cường phản ứng miễn dịch.
- Cải thiện sức khỏe xương: nguồn canxi, vitamin D và vitamin K từ sữa đậu nành có lợi cho xương. Isoflavone trong sữa đậu nành có thể giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
- Tốt cho tim mạch: sữa đậu nành chứa axit béo không bão hòa, giúp cải thiện hệ thống tim mạch và ổn định huyết áp. Nó cũng là nguồn kali tốt, góp phần vào sức khỏe tim mạch.
- Cải thiện chuyển hóa Lipid: sữa đậu nành không chứa cholesterol. Các axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa trong đậu nành có thể ức chế sự vận chuyển cholesterol vào máu. Thường xuyên uống sữa đậu nành có thể làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride và các lipoprotein mật độ thấp (LDL) trong máu và nâng cao lipoprotein mật độ cao (HDL). Hiệu quả này giúp sữa đậu nành là một thức uống lý tưởng nếu bạn có cholesterol cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành.
- Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt: phytoestrogen trong đậu nành có thể ức chế sự sản xuất testosterone ở nam giới. Nồng độ testosterone thấp có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đàn ông thường xuyên ăn đậu nành ít có khả năng phát triển phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
- Giảm triệu chứng mãn kinh: trong thời kỳ mãn kinh, sản xuất estrogen tự nhiên của người phụ nữ giảm xuống mức tối thiểu, gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ sau mãn kinh như bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Họ cũng dễ bị trầm cảm, thay đổi tâm trạng, mất ngủ và các rối loạn tâm lý khác. Phytoestrogen trong đậu nành thay thế estrogen hiệu quả, ngăn ngừa và làm giảm bớt các triệu chứng mãn kinh.
- Ngăn ngừa loãng xương: sữa đậu nành là nguồn cung cấp canxi, vitamin D tuyệt vời kết hợp với vitamin K cực kỳ có lợi cho xương. Nhờ chứa chất isoflavone nên việc uống sữa đậu nành thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm.
Những người nên tránh xa sữa đậu nành
Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng những đối tượng dưới đây không nên uống:
- Người gặp vấn đề về dạ dày và đường ruột: sữa đậu nành có tính thiên hàn, có thể kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn, gây khó chịu cho những người có vấn đề về viêm dạ dày, ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, và hệ đường ruột kém.
- Người đang sử dụng thuốc kháng sinh: chất erythromycin trong thuốc kháng sinh có thể phản ứng với thành phần của sữa đậu nành, giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh. Khuyến cáo uống sữa đậu nành ít nhất 1 giờ sau khi uống thuốc kháng sinh.
- Người mắc bệnh gout: chất purin trong sữa đậu nành có thể gây tăng cường cơn đau và làm nặng thêm tình trạng của người mắc bệnh gout, nên hạn chế hoặc tránh xa sữa đậu nành.
- Người mắc bệnh sỏi thận: chất oxalat trong sữa đậu nành có thể góp phần tạo thành sỏi thận, làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nên tránh sữa đậu nành để giảm nguy cơ tăng kích thước sỏi thận.
- Người mắc bệnh ung thư vú: chất phytoestrogen trong sữa đậu nành có thể kích thích sản sinh estrogen, góp phần vào sự phát triển của tế bào ung thư vú. Không nên dùng sữa đậu nành trong trường hợp này.
- Người mắc bệnh tuyến giáp: theo nghiên cứu, các sản phẩm đậu nành có thể ảnh hưởng một phần đến hormone tuyến giáp, mặc dù nó không tác động trực tiếp đến việc sản xuất hormone tự nhiên của tuyến giáp cơ thể. Nếu bạn có tiền sử bệnh tuyến giáp, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc tuyến giáp để điều trị chứng suy giáp, hãy tránh xa sữa đậu nành.
Lưu ý rằng, trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc bổ sung thức ăn mới, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sự phù hợp và an toàn cho sức khỏe cá nhân.
Những người được khuyến cáo không nên ăn thanh long đỏ |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại