Thứ sáu 22/11/2024 17:23

Những câu hỏi vướng mắc về căn cước công dân và định danh điện tử được giải đáp ở đâu?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng - Cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), với ứng dụng VNeID mức độ 2, người dân, doanh nghiệp có thể thay thế một số giấy tờ, C06 đã chuẩn bị hàng trăm câu trả lời liên quan đến căn cước công dân và định danh điện tử, đăng trên trang thông tin điện tử của C06. Người dân có thể truy cập và đặt tất cả các câu hỏi, những khó khăn vướng mắc để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.
Những câu hỏi vướng mắc về căn cước công dân và định danh điện tử được giải đáp ở đâu?
C06 đã chuẩn bị hàng trăm câu trả lời liên quan đến căn cước công dân và định danh điện tử, đăng trên trang thông tin điện tử của C06.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ vẫn còn có tình trạng một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp làm cơ sở tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ vẫn còn nhiều thủ tục hành chính quy định phải có Phiếu lý lịch tư pháp; một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp làm cơ sở tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố chưa chủ động giải quyết để kịp thời đáp ứng việc tiếp nhận hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp tăng đột biến thời gian gần đây, dẫn tới tình trạng chậm trễ, ùn ứ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quán triệt, tuân thủ đúng quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; có các giải pháp hiệu quả và tiến tới chấm dứt yêu cầu người dân nộp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định.

Trong đó, cần có biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp của tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giữ bí mật thông tin lý lịch tư pháp theo quy định.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương có các giải pháp phù hợp, hiệu quả ngăn chặn tình trạng yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp gây khó khăn, phát sinh chi phí; kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định pháp luật gây khó khăn, phát sinh chi phí cho người dân. Đối với các nhiệm vụ này, yêu cầu báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm các quy định, thủ tục này trong tháng 8/2023.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp về phân cấp, phân quyền để phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm tăng tính chủ động, chịu trách nhiệm, giảm thời gian, chi phí thực hiện. Cùng với đó, đẩy mạnh số hóa, hoàn thiện cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp sớm nghiên cứu, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng giải pháp triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID.

Theo Bộ Công an, thời gian gần đây, nhiều ý kiến của người dân phản ánh về việc họ gặp bất tiện khi đăng nhập và sử dụng ứng dụng định danh điện tử (VNeID). Theo đó, người dân gặp khó khi đăng nhập tài khoản, đường truyền chậm khiến thao tác bị gián đoạn, thiết bị cấu hình yếu dẫn đến khó đăng nhập...

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng cho biết trong thời gian vừa qua, Bộ Công an đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai đối với tất cả các bộ ngành, các địa phương và nhân dân, cho nên lượng đăng ký vô cùng lớn. Tính đến nay, Bộ Công an đã cấp trên 45 triệu tài khoản VNeID và bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc phục vụ nhân dân.

Về việc người dân gặp khó khi đăng nhập ứng dụng VNeID, thiếu tướng Hùng cho biết hiện nay số lượng tài khoản được kích hoạt rất lớn. Do đó, việc này đã tác động đến việc truy cập vào một số khung giờ, đặc biệt từ 19 - 22h lượng đăng nhập vô cùng lớn dẫn đến hệ thống chậm.

Đường truyền, cấu hình điện thoại của người dân cũng là nguyên nhân. Do đó, C06 đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các nhà mạng, tăng cường mở rộng đường truyền dẫn, nâng cao tốc độ xử lý, đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới. Đồng thời Bộ Công an đang tăng cường triển khai đề án 06, nghiên cứu, triển khai, mở rộng các tiện ích, ứng dụng từ VNeID để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Theo thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, với ứng dụng VNeID mức độ 2, người dân, doanh nghiệp có thể thay thế một số giấy tờ, C06 đã chuẩn bị hàng trăm câu trả lời liên quan đến căn cước công dân và định danh điện tử, đăng trên trang thông tin điện tử của C06. Người dân có thể truy cập và đặt tất cả các câu hỏi, những khó khăn vướng mắc để được giải đáp một cách nhanh chóng nhất.

Đại diện Bộ Công an cho biết Bộ đang triển khai Đề án 06, hướng tới Chính phủ số, đồng thời cùng các bộ, ngành và địa phương hoàn thiện để người dân được hưởng những lợi ích từ Căn cước công dân gắn chip và VNeID. Hai thứ này có thể thay thế toàn bộ giấy tờ, có thể dùng để chứng minh nhân thân và hiển thị những giấy tờ liên quan đã được tích hợp.

Hướng dẫn cách cài đặt VNeID trên điện thoại di động mới
Cách sử dụng tài khoản định danh điện tử - VNeID mọi người dân cần biết
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động