Thứ sáu 22/11/2024 16:19

Nhóm tuổi nào ở Việt Nam dễ có các hành vi nguy hiểm trực tuyến nhất?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phishing - tấn công giả mạo mô tả việc tin tặc giả mạo thành cá nhân hay tổ chức uy tín để lừa người dùng cung cấp các thông tin cá nhân bảo mật như mật khẩu hay chi tiết tài khoản ngân hàng. Sau đó, tin tặc có thể dùng những thông tin này đánh cắp thông tin cá nhân hay lừa đảo tài chính.
Nhóm tuổi nào ở Việt Nam dễ có các hành vi nguy hiểm trực tuyến nhất?
Báo cáo về Thông thạo mạng của ESET Việt Nam chỉ ra rằng 18-24 là nhóm tuổi ở Việt Nam dễ có các hành vi nguy hiểm trực tuyến hơn so với các nhóm tuổi khác

Theo công ty an toàn mạng toàn cầu Kaspersky, Việt Nam nằm trong nhóm các mục tiêu hàng đầu của tội phạm tấn công giả mạo ở khu vực Đông Nam Á. Riêng tháng đầu tiên của năm 2022 đã ghi nhận 1.383 vụ tấn công mạng trên khắp Việt Nam, tăng hơn 10% so với tháng 12/2021 (theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia NCSC).

Đánh cắp thông tin cá nhân bằng cách gian lận và mạo danh các tổ chức tài chính là hai hình thức nổi bật nhất của tấn công mạo danh. Trong khi đó, rào cản lớn nhất là nhiều người dùng còn hạn chế về kỹ năng kỹ thuật số và bảo mật thông tin nên rất dễ bị lừa.

Là một phần trong những nỗ lực tăng cường ý thức an toàn mạng cho doanh nghiệp và học sinh-sinh viên hợp tác cùng Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), CCSRI tại Việt Nam – trung tâm nghiên cứu về an toàn mạng đa lĩnh vực thuộc Đại học RMIT – cung cấp ý kiến chuyên môn về việc hình thành các mối nguy an toàn mạng, đồng thời giới thiệu trò chơi đến nhiều đối tượng hơn bao gồm học sinh, sinh viên, doanh nghiệp và các chuyên gia bảo mật khác.

Chủ nhiệm CCSRI Việt Nam Tiến sĩ Phạm Công Hiệp cho biết CCSRI hướng tới có được sự công nhận của doanh nghiệp và Chính phủ Australia cũng như doanh nghiệp và chính phủ ở nước ngoài như nguồn kiến thức và chuyên môn hàng đầu trong nghiên cứu an toàn mạng đa lĩnh vực.

Liệu số người rơi vào bẫy phishing (tấn công giả mạo) ở Việt Nam có thể giảm nếu thế hệ trẻ thông thạo công nghệ hơn? Loạt trò chơi và hoạt động an toàn mạng do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức có thể chung tay hỗ trợ trả lời câu hỏi cấp thiết trên.

Loạt chương trình ngoại khóa theo hình thức game hóa, được khởi xướng bởi Trung tâm Xuất sắc về kỹ thuật số (CODE) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới an ninh mạng (CCSRI) Đại học RMIT Việt Nam, đem đến cho học sinh, sinh viên cơ hội thực hành các phương thức an toàn mạng đơn giản như dùng mật khẩu mạnh hoặc tránh dùng mạng wifi công cộng thiếu an toàn.

Cô Huỳnh Thục Yến, trưởng nhóm Tiếp cận và tương tác số trực thuộc CODE, cho biết việc chuyển sang làm việc, giáo dục và giải trí trực tuyến do các đợt giãn cách xã hội trong đại dịch khiến nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới đối mặt với nguy cơ bị tấn công giả mạo cao hơn.

Cô Yến bổ sung thêm: “Báo cáo về Thông thạo mạng của ESET Việt Nam chỉ ra rằng 18-24 là nhóm tuổi ở Việt Nam dễ có các hành vi nguy hiểm trực tuyến hơn so với các nhóm tuổi khác”.

Chọn hình thức game để truyền tải, CODE đã tổ chức năm buổi ngoại khóa trực tuyến và trực tiếp đến học sinh 4 trường trung học trên khắp Việt Nam từ tháng 5/2022.

“Game luôn thu hút và tăng độ tập trung cũng như hứng thú của người học”, cô Yến giải thích vì sao CODE chọn game hóa làm phương thức truyền tải chính. "Ý thức và hành vi an toàn mạng có thể thay đổi tự nhiên qua hình thức chơi game hơn qua lý thuyết và khái niệm”.

Đặng Thành Tiến, học sinh trường THPT Đức Trí, cho biết em học được về tầm quan trọng của việc đặt một mật khẩu mạnh và làm thế nào để bảo vệ mật khẩu đúng cách qua buổi ngoại khóa vui vẻ, thu hút và hữu ích do CODE tổ chức.

“Các trò chơi đem đến rất nhiều thông tin. Em thích hoạt động học có định hướng như vậy và không thể cưỡng lại được”, Tiến hồ hởi chia sẻ.

“Trò chơi không chỉ vui mà còn cung cấp cho người chơi lượng kiến thức đáng kể để phân biệt các phương thức gian lận đầy tinh vi qua quảng cáo. Nhờ buổi ngoại khóa mà em biết được có nhiều người mất thông tin và phải trả tiền để khôi phục”.

Các em học sinh tham dự những buổi ngoại khóa đầu tiên, giống như Tiến, đã thu được những mẹo về an toàn mạng cần thiết và hữu ích, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho một thế giới ảo ngày càng phổ biến.

4 xu hướng tấn công mạng được Cục An toàn thông tin cảnh báo
Nhiều người sập bẫy bán hàng online, CATP Hà Nội đưa ra cảnh báo
Vẫn tiếp tục gia tăng tội phạm tấn công lổ hổng bảo mật ngân hàng
Viện trưởng VKSND TP Hà Nội: Gia tăng tội phạm lừa đảo qua mạng
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động