Nhìn từ thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỹ, Việt Nam cần thành lập Quỹ phòng thủ dân sự
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác đồng chí lãnh đạo Quốc hội tại phiên họp. |
Đề nghị bổ sung làm rõ nghĩa của các khái niệm
Báo cáo về một số nội dung của dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 4 các ĐBQH đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Theo đó, về ý kiến đề nghị bổ sung vào cuối khái niệm “Phòng thủ dân sự” tại khoản này nội dung “hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân, đưa hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trở lại trạng thái bình thường”. Do đó, để bảo đảm tính khái quát, thống nhất trong hệ thống pháp luật, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cho giữ khái niệm Phòng thủ dân sự như dự thảo.
Về khái niệm “Sự cố” và “Thảm họa”, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng khái niệm “Thảm họa” tại khoản 3 dự thảo Luật đã được quy định tại khoản 13 Điều 2 Luật Quốc phòng năm 2018. Các loại “sự cố” hiện đang được quy định gắn với đặc điểm, tính chất của các sự kiện chuyên biệt do các luật chuyên ngành điều chỉnh.
Do đó, việc giải thích khái niệm “sự cố” là cần thiết để bảo đảm tính thống nhất chung, đồng thời không trùng với các loại “sự cố” đã được quy định. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cho chỉnh lý lại khái niệm sự cố “là tình huống bất thường do thiên nhiên, dịch bệnh, con người hoặc do hậu quả chiến tranh gây ra có nguy cơ dẫn tới thảm họa”.
Về đánh giá mức độ rủi ro thảm họa, sự cố (Điều 6) và cấp độ Phòng thủ dân sự (Điều 21), Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, do đặc điểm, tính chất các loại sự cố nên cách thức, tiêu chí phân loại, đánh giá mức độ rủi ro do các loại sự cố cũng khác nhau. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thống nhất với cơ quan soạn thảo đề nghị cho bỏ quy định về đánh giá mức độ rủi ro tại khoản 1 Điều 6.
Có tới 95 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực của Luật Phòng thủ dân sự
Phát biểu ý kiến về dự thảo Luật Phòng thủ dân sự tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, thời gian qua Bộ Tư pháp đã tham gia phối hợp chặt chẽ trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật này.
Bày tỏ đồng tình với các nội dung về kỹ thuật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, Bộ Tư pháp sẽ tham gia ý kiến về một số nội dung mang tính nguyên tắc như các nguyên tắc áp dụng pháp luật, bảo hiểm sự cố, các dạng thảm họa sự cố.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự |
Về nguyên tắc áp dụng pháp luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, hiện có tới 95 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực của Luật phòng thủ dân sự, gồm 53 Luật, 28 Nghị định.
Như vậy, hiện nay các quy định về phòng thủ dân sự đang được quy định rải rác ở rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhiều Luật quan trọng đã có quy định về phòng thủ dân sự như Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Năng lượng nguyên tử, Luật phòng cháy, chữa cháy…
Do vậy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho rằng, khi thiết kế dự án luật này cần quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và sẽ áp dụng những quy định chung nhất. Nội dung về nguyên tắc áp dụng pháp luật là vấn đề cần được cân nhắc để tránh gây khó khăn và lúng túng trong quá trình áp dụng luật. Bởi khi các thảm họa, sự cố, thiên tai xảy ra, sẽ rất khó cho các cơ quan áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật nếu chúng ta không có hình thức cụ thể…
Về vấn đề bảo hiểm rủi ro, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, đây là vấn đề đã được cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng thành chính sách và trình Quốc hội từ giai đoạn lập. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị tiếp tục thảo luận kỹ trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật.
Về các dạng thảm họa, sự cố, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý thì đã bỏ quy định về các dạng thảm họa, sự cố. Tuy nhiên, dự thảo Luật có một Chương quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành đối với từng loại thảm họa, sự cố khác nhau. Ví dụ như Bộ Công an thì sẽ chịu trách nhiệm về các dạng thảm họa, sự cố về phòng cháy, chữa cháy, về an ninh mạng; Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về các dạng thảm họa, sự cố về giao thông; Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về các dạng thảm họa, sự cố về môi trường…
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho rằng, nếu chúng ta bỏ các quy định về các cái dạng thảm họa, sự cố ở trong dự thảo luật lần này sẽ không đảm bảo được tính kết nối với việc giao trách nhiệm cho các cơ quan có liên quan đối với từng loại thảm họa, sự cố riêng biệt.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết thời gian qua, Thường trực Ủy ban Pháp luật phối hợp chặt chẽ Ủy ban Quốc phòng - An ninh và Bộ Quốc phòng và các cơ quan hữu quan để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Trong đó, nhiều ý kiến góp ý của Thường trực Pháp luật đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu.
Cần quy định tùy theo loại sự cố, loại thảm họa
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, dự thảo Luật lần này được chỉnh lý nhiều nội dung và được làm rõ hơn so với dự thảo trình lần đầu; khẳng định dự thảo luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và các văn bản liên quan về phòng thủ dân sự.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự năm 2030 năm tiếp theo có nêu một trong những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể là xây dựng Luật Phòng thủ dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong đó chú trọng bổ sung cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chủ trương, chính sách trưng thu, trưng dụng, huy động lực lượng, phương tiện vật chất cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Đặc biệt, trong lĩnh vực phòng chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa sự cố thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm. Qua đối chiếu với yêu cầu này cho thấy dự thảo Luật đã được tiếp thu một bước so với dự thảo ban đầu.
Liên quan đến cấp độ phòng thủ dân sự quy định tại Điều 5 dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng nếu phân định các dạng thảm họa sự cố bằng nguyên nhân dẫn đến thảm họa sự cố do chiến tranh, do thiên tai, do dịch bệnh thì thực tế không có nhiều ý nghĩa.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng |
Dự thảo Luật đề ra có 4 tiêu chí để xác định cấp độ phòng thủ dân sự là về phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng hậu quả có thể xảy ra sự cố thảm họa; đặc điểm vị trí địa lý dân cư, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; diễn biến mức độ gây thiệt hại và thiệt hại do sự cố thảm họa gây ra và khả năng phó khắc phục hậu quả. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng khi có quy định về tiêu chí thì quy định các cấp độ phòng thủ dân sự cũng phải gắn với đầy đủ 4 tiêu chí trên. Do đó cần rà soát và bổ sung thêm những dấu hiệu, những tiêu chí để đánh giá cấp độ phòng phủ đảm bảo đầy đủ, cụ thể hơn để vận dụng trong thực tiễn.
Về lực lượng, dự thảo Luật mới đề cập chung đến lực lượng chuyên trách nhưng lại không quy định cụ thể lực lượng chuyên trách là lực lượng như thế nào? Lực lượng chuyên trách của Quân đội nhân dân, của Công an nhân dân, của bộ, ngành, địa phương sẽ như thế nào. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, không thể có một lực lượng chuyên trách mà tùy theo loại sự cố, loại thảm họa để có những lực lượng chuyên trách khác nhau. Do đó đề nghị làm rõ hơn để có quy định cụ thể hơn trong luật này để từ đó quy định về vấn đề về kinh phí và điều kiện bảo đảm.
Liên quan đến các biện pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chỉ rõ, dự thảo Luật quy định về hoạt động phòng ngừa, hoạt động phòng thủ khi có nguy cơ xảy ra và hoạt động phòng thủ dân sự khi xảy ra và khắc phục hậu quả. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, đây là vấn đề khó xử lý nhất khi liên quan đến quy định về các biện pháp cụ thể để phòng chống và khắc phục hậu quả của các loại sự cố thảm họa đã được quy định ở trong các luật chuyên ngành. Do đó, đề nghị cần nghiên cứu thêm quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật để đảm bảo không chồng chéo, đảm bảo khi có tình huống xảy ra các cơ quan, tổ chức, các bộ, ngành, các địa phương biết là phải làm như thế nào.
Việc thành lập Quỹ phòng thủ dân sự là cần thiết và nên thành lập ngay lúc đầu
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương cho biết, sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội về dự án Luật Phòng thủ dân sự, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các cơ quan thẩm định để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật.
Về nội dung liên quan đến Quỹ phòng thủ dân sự, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương bày tỏ nghiêng về phương án 1 và cho rằng việc thành lập Quỹ này là cần thiết, phù hợp với Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị.
Về việc thành lập Quỹ trước hay khi xảy ra rồi mới thành lập, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương phân tích hoạt động phòng thủ dân sự thì có phạm vi rất rộng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Một khi đã xảy ra sự cố, thảm họa thì gây ra ảnh hưởng rất lớn.
Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương cho rằng, nếu có sẵn một nguồn lực trong tay thì sự cố, thảm họa xảy ra, chúng ta có ngay nguồn lực đó để sử dụng thì sẽ giải quyết được vấn đề cấp thiết xảy ra.
Lấy ví dụ thảm họa động đất vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương cho rằng, một thảm họa lớn như vậy nếu không có nguồn ngay lúc đầu thì rất là khó có thể giải quyết và đáp ứng được. Các quốc gia, các tổ chức quốc tế có viện trợ vào thì cũng phải mất một thời gian chứ không thể có ngay được. Do vậy, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương đề nghị nên có một Quỹ thành lập ngay lúc đầu.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại