Người tiêu dùng Thủ đô ngày càng mua sắm sản phẩm OCOP nhiều hơn
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP, minh bạch thông tin trước người tiêu dùng... qua đó ngày càng khẳng định được thế mạnh trên thị trường. |
Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn TP Hà Nội có 1.649 sản phẩm OCOP, rất nhiều sản phẩm như: Rau, thịt, giò chả, bánh chưng, gạo… được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và có sản lượng tiêu thụ rất lớn trong dịp Tết Nguyên đán. Các sản phẩm đều được cấp giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và tạo được dấu ấn riêng trên thị trường…
Theo Sở Công thương Hà Nội, TP Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP của 426 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đã được đánh giá và phân hạng. Trong đó, TP đã phát triển khoảng 80 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các quận, huyện, thị xã để quảng bá, giới thiệu đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, khách du lịch. Đây đều là những điểm uy tín, không chỉ tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Nội mà còn kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP từ 25 tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thời gian qua, nhiều chương trình như Hội chợ hàng Việt, Hội chợ kết nối nông sản thực phẩm an toàn, Lễ hội trái cây; Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội trên địa bàn một số huyện; Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội; Hội chợ đặc sản vùng miền… đã diễn ra góp phần quảng bá sản phẩm nông sản đến người dân và du khách.
Tuy nhiên, việc xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP vẫn còn những khó khăn, thách thức, đặc biệt là hoạt động ứng dụng công nghệ số chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng thực tế. Mặt khác, để sản phẩm OCOP có thể đưa vào hệ thống phân phối lớn, thì việc sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn thị trường là yếu tố rất quan trọng.
Trong khi đó, các yêu cầu này đang đòi hỏi ngày càng cao hơn như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, các chủ thể OCOP cần tiếp cận các thông tin này để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng như hệ thống phân phối cần đẩy mạnh hợp tác để thúc đẩy phát triển chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng.
Theo bà Trần Thị Phương Lan, để phát triển bền vững Chương trình OCOP, thời gian tới, TP Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp: Hỗ trợ chủ thể sản xuất đa dạng hóa các mặt hàng; đẩy mạnh kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ; quản lý chặt chẽ và tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Cùng với đó, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP, minh bạch thông tin trước người tiêu dùng... qua đó ngày càng khẳng định được thế mạnh trên thị trường.
Hà Nội: 518 sản phẩm OCOP được đánh giá, đạt tiêu chí năm 2022 | |
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô | |
Giúp người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng sản phẩm đảm bảo ATTP |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại