Thứ hai 25/11/2024 12:41

Người mua bằng giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dư luận đặt câu hỏi, những người mua bằng giả của ĐH Đông Đô có bị liên đới trách nhiệm?
Cựu Hiệu trưởng ĐH Đông Đô - bị can Dương Văn Hoà
Cựu Hiệu trưởng ĐH Đông Đô - bị can Dương Văn Hoà

Ngày 23-12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 10 bị cáo từng là cán bộ, lãnh đạo trường ĐH Đông Đô vì cấp bằng tiếng Anh giả hệ chính quy.

10 bị cáo hầu tòa trong vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô hôm nay có 3 lãnh đạo nhà trường, gồm: Dương Văn Hòa – Hiệu trưởng trường ĐH Đông Đô, Trần Kim Oanh – Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đào tạo liên tục; Lê Ngọc Hà – Phó Hiệu trưởng, kiêm Phó Viện trưởng Viện 4.0.

Viện Kiểm sát xác định, từ tháng 4-2018 đến tháng 3-2019, Hùng và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp, thu lợi bất chính hơn 7,1 tỷ đồng.

Đến nay, CQĐT đã làm rõ 210 trường hợp được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả và việc sử dụng bằng giả để kiến nghị xử lý theo quy định; 221 trường hợp khác nhận văn bằng giả đã được xác định họ, tên, tuổi nhưng nơi cư trú, đơn vị công tác thì không xác định được.

Dư luận đặt câu hỏi, những người mua bằng giả của ĐH Đông Đô có bị liên đới trách nhiệm? Nêu quan điểm về vụ việc này, luật sư Đinh Thị Nguyên, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, việc học giả, bằng thật, năng lực kém, thiếu kỹ năng chuyên môn dẫn đến rất nhiều hệ lụy, tổn hại nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và công chức...

Nếu bác sĩ không có chuyên môn mà thăm khám, cấp phát thuốc, chữa bệnh sẽ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, giáo viên không có bằng cấp mà đứng lớp cũng sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, để những cán bộ thiếu trình độ tồn tại trong bộ máy Nhà nước là điều không thể chấp nhận được.

Theo luật sư Nguyên, đối với những đối tượng tạo ra những văn bằng chứng chỉ giả, cần phải xử lý nghiêm. Người mua bằng giả cũng sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi mua bằng giả.

Cụ thể, tại khoản 3 điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.

"Như vậy, không chỉ người cung cấp, mà cả người tham gia mua bằng cấp cũng phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật bởi hành vi đều là gian lận để được cấp chứng chỉ, văn bằng”, luật sư Nguyên cho hay.

Ngoài ra, người mua bằng còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung buộc hủy bỏ văn bản có nội dung trái pháp luật; hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ được cấp lại không đúng quy định của pháp luật hiện hành về nội dung hoặc thẩm quyền đối với hành vi vi phạm.

Một số trường hợp được cấp văn bằng giả sử dụng văn bằng đó để để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, thi nâng ngạch thanh tra viên hoặc kê khai hồ sơ cán bộ. Những trường hợp này còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; tội “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 341 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Cụ thể, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 539 BLHS 2015, những người này còn phạm tội “Giả mạo trong công tác”: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 2 giấy tờ giả đến 5 giấy tờ giả thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Như vậy, tùy vào mức độ hành vi vi phạm của từng người mà mức xử phạt có thể lên tới 23 năm tù.

Đối với bị cáo Trần Khắc Hùng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, ngoài phải chịu các tội danh nêu trên, khi bị bắt còn phải chịu thêm tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử được quy định tại Điều 386 Bộ luật hình sự 2015. Với các tội danh trên, bị cáo Hùng có thể bị phạt lên tới 26 năm tù.

Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Điều tra làm rõ vụ 3 người tử vong dưới mương nước ở Hà Nội

Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nộ đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc 3 người tử vong dưới mương nước xảy ra tại xã Đồng Lạc.
Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Triệt phá nhóm thanh thiếu niên manh động trên đường phố lúc nửa đêm

Thời gian vừa qua, dọc tuyến đường bao biển thành phố Hạ Long – Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào ban đêm xuất hiện nhóm thanh thiếu niên đi xe máy tốc độ cao, cầm theo hung khí có hành vi gây thương tích và đập phá phương tiện của người đi đường.
Lý do người phụ nữ ở Long Biên mất trắng gần 2 tỷ đồng

Lý do người phụ nữ ở Long Biên mất trắng gần 2 tỷ đồng

Thời gian qua, xuất hiện thủ đoạn lừa đảo qua hình thức mạo danh ngân hàng để tuyển dụng nhân viên. Các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân tham gia trải nghiệm dự án của ngân hàng rồi dẫn dắt nạn nhân đầu tư để chiếm đoạt tiền.
Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Lời hứa “suông” đưa người lao động đi Nhật với mức lương cao

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Phong (SN 1983, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Chủ doanh nghiệp “tống tiền” 10 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Duy Đức Tuấn, SN 1974, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương (Cty Thái Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Trả hồ sơ vụ lừa chạy sổ đỏ, nẫng hơn 2 tỷ đồng

Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Viết Sơn, SN 1962, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Cảnh sát 141 bắt giữ gần 100 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự trong tháng cao điểm

Trong thời gian 1 tháng, các tổ công tác 141 trong quá trình làm nhiệm vụ đã phát hiện 83 vụ việc, 93 đối tượng có dấu hiệu vi phạm hình sự,
Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Từ chiếc ô tô nghi vấn trên đường Khuất Duy Tiến lúc nửa đêm...

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt 2 đối tượng nguy hiểm, thu giữ súng, đạn và nhiều chất nghi là ma túy.
Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Từ biểu hiện lo lắng của nam thanh niên tại chốt 141

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác Y2 phát hiện đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động