Thứ tư 15/05/2024 16:11

Người đàn ông bị lừa khi rao bán chó cảnh trực tuyến

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những chiêu trò lừa đảo trên các sàn giao dịch điện tử đang diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, dễ khiến nạn nhân rơi vào bẫy. "Con mồi" mà những kẻ lừa đảo nhắm tới không chỉ là người cao tuổi, những người ít được tiếp cận thông tin chính thống mà còn là những người có học thức, cảnh giác cao độ và trên nhiều nền tảng khác nhau.
Người đàn ông bị lừa khi rao bán chó cảnh trực tuyến
Ảnh chụp màn hình các trao đổi tin nhắn với kẻ lừa đảo do nạn nhân cung cấp

Trong thời buổi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các nền tảng mua sắm tiêu dùng online đang trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng khi thanh toán cũng như được vận chuyển đến tận nhà. Tuy nhiên, đây cũng là miếng bánh béo bở đối với những kẻ lừa đảo.

Chiêu trò của những kẻ lừa đảo mang quốc tịch nước ngoài

Anh N.M.Q tại Hà Nội, có nhu cầu bán một chú chó trên nền tảng thương mại điện tử Chợ Tốt chia sẻ: “Ban đầu đa số những kẻ lừa đảo tiếp cận tôi qua hướng hỏi han về sản phẩm, thông tin của chú chó cũng như một số giấy tờ cần thiết”.

Sau khi đã tiếp cận đầy đủ thông tin của mặt hàng cần bán, kẻ lừa đảo yêu cầu anh Q. cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ ngân hàng cũng như email. Anh Q chia sẻ rằng: “Ban đầu tôi không mảy may nghi ngờ vì những thông tin tôi cung cấp cho họ không phải là nhiều, chỉ bao gồm tên và số thẻ ngân hàng. Cẩn thận hơn thì tôi đã cung cấp cho người này một email mà tôi ít dùng đến”. Sau khi đã có được thông tin của nạn nhân, kẻ lừa đảo còn gửi cho nạn nhân những hình ảnh hết sức tinh vi đã được chuẩn bị sẵn rằng hắn đang trên đường tới ngân hàng.

Người đàn ông bị lừa khi rao bán chó cảnh trực tuyến
Kẻ lừa đảo liên tục gửi những hình ảnh nhằm tăng niềm tin cho nạn nhân

Để tạo niềm tin cho các nạn nhân, kẻ lừa đảo không chỉ liên tục gửi những hình ảnh chứng minh rằng mình đang thực sự tới ngân hàng chuyển tiền mà hắn còn nhận cuộc gọi của anh Q yêu cầu xác minh. Trong cuộc điện thoại này, hắn tỏ ra rằng mình đang có công việc cần phải đi gấp và yêu cầu anh Q chuyển 1 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng đã được ghi trong mail để nhận lại được số tiền 4,5 triệu đồng. Kẻ lừa đảo đã sử dụng email giả mạo hóa đơn chuyển tiền từ ngân hàng nước ngoài đến anh Q. và lấy lý do ngân hàng nước ngoài khi chuyển tiền cần qua một ngân hàng trung gian ở Việt Nam để yêu cầu anh Q. chuyển tiền.

Người đàn ông bị lừa khi rao bán chó cảnh trực tuyến
Email mà các đối tượng sử dụng để lừa đảo

Anh Q. cho biết: “Mình cũng có hoài nghi một chút nhưng do tâm lý muốn bán nhanh để thu hồi vốn cũng như đã có sự xác nhận khi gọi điện nên tôi quyết định gửi vào tài khoản đó tiền”. Khi đã nhận được hóa đơn giao dịch của anh Q, người này vẫn tiếp tục liên lạc và trấn an nạn nhân rằng tài khoản của họ sẽ được chuyển tiền vào.

Chị H.H, một người cũng từng nhận được những yêu cầu giao dịch từ các đối tượng nước ngoài chia sẻ: “Mình cũng giao dịch thường xuyên trên nền tảng Chợ Tốt, vì còn là sinh viên nên đa số mình cần tìm những món đồ phù hợp với giá cả như laptop, điện thoại. Trước đây mình cũng đã có nhu cầu bán thú cưng do nhà mình nuôi, vì thế mình cũng nhận được tin nhắn lừa đảo từ các đối tượng người nước ngoài. Tuy nhiên, do đã giao dịch trên Chợ Tốt và mình cũng đã đọc một số bài cảnh báo về lừa đảo trên nền tảng này nên cũng cảnh giác hơn”.

Người đàn ông bị lừa khi rao bán chó cảnh trực tuyến
Một trường hợp nạn nhân bị lừa đảo tương tự

Chia sẻ thêm, chị H. cho biết: “Nếu không đọc được cảnh báo lừa đảo thì người bán hay người mua cũng khó cảnh giác được. Mà đa số ở trên sàn thương mại điện tử này, ai cũng có thể bán hàng và không phải người dùng nào cũng thường xuyên cập nhật được các thông tin về lừa đảo, có những người dùng mới biết đến Chợ Tốt và họ có nhu cầu bán đồ nhanh chóng. Các đối tượng lừa đảo sẽ đánh vào tâm lý muốn bán được giá cũng như dễ dàng mắc bẫy do giá cả bán ra cao hơn bán ở ngoài thị trường”.

Nâng cao cảnh giác của người dùng đối với các trường hợp lừa đảo trực tuyến

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng trên sàn thương mại điện tử Chợ Tốt không mới. Tuy nhiên, các giao dịch trên sàn thương mại điện tử này dựa trên mô hình C2C (customer-to-customer), mô hình này được hiểu là giao dịch mua bán giữa người tiêu dùng tới người tiêu dùng. Đúng như tên gọi của nó, C2C là một mô hình kinh doanh mà trong đó, đại diện bên mua và đại diện bên bán đều là những cá nhân. Bất cứ ai cũng có thể giao dịch trên sàn thương mại điện tử này, chủ yếu là mua bán những vật dụng không cần thiết trong nhà (tivi, máy ảnh, …) cho tới những sản phẩm như thú cưng,.. Những giao dịch trên sàn thương mại điện tử này tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ từ phía người mua mà người bán cũng có thể trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.

Nhằm hạn chế rủi ro cho người sử dụng, Chợ Tốt cũng đã đưa ra những cảnh báo đối với người dùng về những trường hợp lừa đảo đã được báo cáo trên trang thương mại điện tử này.

Người đàn ông bị lừa khi rao bán chó cảnh trực tuyến
Cảnh báo của Chợ Tốt với các chiêu trò lừa đảo

Dù đã có nhiều cảnh báo được đưa ra nhưng thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo không ngừng thay đổi và ngày càng tinh vi hơn buộc người dân cần nâng cao cảnh giác đối với những giao dịch mua bán trên các sàn thương mại điện tử.

Mới đây, trên mạng xã hội, một phụ nữ đã chia sẻ về việc chồng chị đã suýt bị lừa 280 triệu như thế nào. Có một tin nhắn từ đúng số tổng đài Vietcombank, gửi đến điện thoại của chồng chị với nội dung: “Ứng dụng Digibank được phát hiện kích hoạt trên thiết bị lạ. Cùng với đó tin nhắn gửi kèm 1 đường link yêu cầu đăng nhập vào để đổi thiết bị hoặc huỷ đi”.

Người phụ nữ cho biết, lúc đó, vợ chồng chị nghĩ rằng, tin nhắn từ đúng tổng đài thì quá uy tín rồi, chồng chị cũng ấn vào link, màn hình đăng nhập y hệt web chính chủ. Nhập ID và Pass xong rồi, đến đoạn chuẩn bị ấn đăng nhập thì tự nhiên khựng lại, thấy sai sai vì DIGIBANK là app trên điện thoại của Vietcombank, mà lại gửi link giao diện web, xong nhìn lại link tên miền vietcombank.vn lại gạch ngang -ms.top. Thế là chồng chị huỷ ngang, chuyển hết tiền sang tài khoản ngân hàng khác cho yên tâm, rồi mới gọi tổng đài Vietcombank.

Tổng đài hỏi lại thế anh chị đã đăng nhập chưa? Chồng người phụ nữ bảo gõ vào rồi nhưng chưa ấn đăng nhập, bạn ấy bảo may mắn vì đây là chiêu thức lừa đảo mới, sau khi mình đăng nhập, kẻ lừa đảo sẽ báo OTP về máy, mình ấn vào là tài khoản trừ hết sạch tiền luôn.

Theo như giải thích của tổng đài viên, đây không phải là do những kẻ lừa đảo hack được tổng đài của Vietcombank mà là hàng fake của Vietcombank. Khi tin nhắn gửi đến điện thoại, mạng điện thoại thấy cùng đầu tên thì gộp vào một cuộc hội thoại, do đó mới có cả tin nhắn cũ và tin nhắn mới cùng nhau như vậy.

Giả nhân viên ngân hàng lừa đảo hơn 800 triệu đồng
Hải Phòng: Cảnh báo về tội phạm sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ để lừa đảo
Hàng loạt sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị cảnh cáo
Kiều Tú
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động