Thứ sáu 29/03/2024 16:17

Nghệ nhân giữ lửa nghề làm đàn Đào Xá

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
“Trăm năm vang danh nghề đàn Đào Xá” nhưng cơn lốc đổi thay của nền kinh tế thị trường, nghề làm đàn truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một. Đến nay, cả làng Đào Xá (xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) chỉ còn duy nhất gia đình Nghệ nhân ưu tú Đào Xuân Soạn còn lưu giữ nghề.
Nghệ nhân ưu tú Đào Xuân Soạn hướng dẫn công đoạn làm nhạc cụ truyền thống. Ảnh Mộc Miên
Nghệ nhân ưu tú Đào Xuân Soạn hướng dẫn công đoạn làm nhạc cụ truyền thống. Ảnh Mộc Miên

Kỹ thuật làm nên danh tiếng

Tương truyền, nghề đàn Đào Xá có từ hơn 200 năm trước do cụ tổ nghề Đào Xuân Lan đã hành hương sang xứ Bắc rồi mang nghề về làng. Ban đầu cũng chỉ dạy cho người trong họ, để trong lúc nông nhàn có thêm việc và cũng là hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ, các đám hát, phường hội rất cần những đàn tam, đàn tứ, tì bà... Rồi nghề phát triển khắp làng, việc buôn bán thịnh vượng ở cửa hàng trên TP. Từ đó nghề làm nhạc cụ trở thành nghề truyền thống. Các loại đàn được sản xuất ở đây gồm: đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tì bà... cho đến những cây đàn nhị, đàn hồ, đàn líu.

Trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, làng nghề vẫn lưu giữ được nét riêng của nghề làm đàn. Những cây đàn xuất xứ từ làng Đào Xá có mặt ở khắp các cửa hàng đàn lớn, nhỏ trong cả nước, không một cuộc thi nào, hội diễn âm nhạc nào lại vắng bóng nhạc cụ do làng Đào Xá làm ra.

Các khách hàng “sành” chơi nhạc cụ dân tộc từ trong Nam ngoài Bắc thường tìm đến cây đàn được tạo ra từ chính đôi bàn tay của người thợ làng Đào Xá. Những thành quả đó không phải ngẫu nhiên có mà xuất phát từ chính con tim, khối óc của những người thợ yêu nghề vì nghề làm nhạc cụ truyền thống cũng lắm công phu. Từ khâu chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thiện sản phẩm đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và tài hoa của người thợ.

Có một điều lạ là các thợ đàn không một người nào được đào tạo qua trường nhạc mà biết nhạc lý hay đánh đàn, họ chỉ biết dựa vào những kiến thức của cha ông truyền lại. Đặc biệt hơn, để xác định âm sắc kim, thổ cho cây đàn thì chỉ dựa vào những kinh nghiệm gia truyền để tìm loại vật liệu làm sao cho phù hợp, không hề có một công thức hay sách vở nào để dựa vào làm theo.

Ngoài việc sản xuất đàn theo sản phẩm y nguyên truyền thống, những nghệ nhân còn chế tác theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng những khách hàng khó tính nhất.

Ông Đào Xuân Soạn kể, có nhiều bạn trẻ lặn lội về tận làng để đặt hàng theo yêu cầu. Ví dụ một bạn trẻ Hà Nội đặt đàn tranh (đàn thập lục), vì muốn phá cách trong dòng nhạc truyền thống nên yêu cầu thợ đàn chế tác 21 dây, khác nhiều so với cây đàn tranh có 16 dây truyền thống. Có lẽ, cái khó đối với nghề chế tác đàn cần năng khiếu âm nhạc và sự tỉ mỉ đến từng chi tiết. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trẻ, ông Soạn phải tự mình nghiên cứu và kinh nghiệm gia truyền của mình nới rộng khoảng cách, căn chỉnh dây phím sao cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo âm đàn chuẩn, chính xác.

Ông Đào Anh Tuấn - thế hệ kế cận trong việc duy trì, bảo tồn nghề làm nhạc cụ truyền thống tại làng Đào Xá. Ảnh Mộc Miên
Ông Đào Anh Tuấn - thế hệ kế cận trong việc duy trì, bảo tồn nghề làm nhạc cụ truyền thống tại làng Đào Xá. Ảnh Mộc Miên

Và những trăn trở làng nghề…

Gần nửa thế kỷ gắn bó với nghề làm đàn, những lớp thợ “vàng” như ông Đào Xuân Soạn, vẫn còn đó nỗi niềm giữ cho tiếng thơm của làng nghề. Có thời điểm để vực dậy nghề đàn, ông Soạn đứng ra dạy nghề miễn phí cho người trong làng, những tốp, những nhóm con em họ hàng, người dân trong làng đều có nghề cả nhưng số người bám trụ với nghề đàn rất ít. Năm 2020, làng Đào Xá có 5 hộ gia đình duy trì làm nghề truyền thống thì nay chỉ còn duy nhất gia đình Nghệ nhân ưu tú Đào Xuân Soạn giữ lửa nghề.

Bỏ nhiều tâm huyết để theo học và cải tiến kỹ thuật nghề, anh Đào Anh Tuấn – con trai ông Soạn hiện đã có hơn 10 năm nối nghiệp làm đàn truyền thống của gia đình và địa phương. Hiểu được những thăng trầm của làng nghề, anh càng quyết tâm duy trì, bảo tồn nghề truyền thống của quê hương.

Thực tế cho thấy, nghề sản xuất nhạc cụ dân tộc là một nghề rất có tiềm năng để phát triển, nhất là khi thể loại âm nhạc dân gian như: Ca trù, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Mới đây, dự án cộng đồng “Đưa bộ môn nhạc cụ dân tộc đến với các trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội” do Thành đoàn Hà Nội triển khai sẽ là “đòn bẩy” trong công cuộc giữ gìn, phát huy nhạc cụ dân tộc truyền thống.

Dù ở tuổi “xưa nay hiếm”, Nghệ nhân Đào Xuân Soạn, lớp thợ “vàng” của làng nghề Đào Xá, người gắn bó với nghề làm đàn gần nửa thế kỷ, vẫn đau đáu nỗi lòng bảo vệ và phát huy nghề làm nhạc cụ truyền thống. Bởi, nó không chỉ đơn thuần là một nghề mà còn là nét đặc trưng lâu đời của quê hương.
Đặc sắc chuỗi hoạt động văn hóa phố cổ Hà Nội
Thánh thót tiếng đàn Đào Xá
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nữ diễn viên xinh đẹp làm thêm DJ để “giữ lửa” nghệ thuật tuồng

Nữ diễn viên xinh đẹp làm thêm DJ để “giữ lửa” nghệ thuật tuồng

Tròn 10 năm gắn bó với nghệ thuật tuồng, môn nghệ thuật bác học và kén khán giả, nhưng chưa lúc nào diễn viên trẻ Thanh Phương có ý định bỏ nghề. Dù có thời điểm người nghệ sĩ phải đối mặt với sân khấu vắng khách hay cơm áo không đùa với khách thơ.
Hoa hậu Ý Nhi vướng tranh cãi khi được cử đi thi Miss World 2025

Hoa hậu Ý Nhi vướng tranh cãi khi được cử đi thi Miss World 2025

Thông tin Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi chính thức trở thành đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới (Miss World 2025) gây bất ngờ lớn với công chúng. Nhiều ý kiến hoài nghi về năng lực của Ý Nhi sau loạt phát ngôn “vạ miệng” hậu đăng quang.
Lạm dụng drama ngoại tình, khán giả đòi tẩy chay “Trạm cứu hộ trái tim”

Lạm dụng drama ngoại tình, khán giả đòi tẩy chay “Trạm cứu hộ trái tim”

Khai thác quá đà tình tiết drama ngoại tình, kịch bản thiếu tính nhân văn là điểm trừ về bộ phim “Trạm cứu hộ trái tim” đang lên sóng truyền hình. Mặc dù quy tụ dàn diễn viên tên tuổi vẫn khó cứu vãn bộ phim trước làn sóng chỉ trích từ phía khán giả.
Hoa ban nhuộm đường phố Hà Nội

Hoa ban nhuộm đường phố Hà Nội

Với sắc màu êm dịu, những bông hoa ban tưởng chừng chỉ có ở vùng núi Tây Bắc nhưng nhiều năm qua đã trở nên thân thuộc với cảnh và người dân Hà Nội. Khi hoa ban bung nở rực rỡ nhất cũng là khoảnh khắc báo hiệu thời điểm giao mùa.
Chạm nhớ - gợi thương gửi trong hương bưởi!

Chạm nhớ - gợi thương gửi trong hương bưởi!

Không rực rỡ, kiêu sa, lộng lẫy, hoa bưởi với màu trắng tinh khôi, bung nở cánh trắng mộc mạc, như thả vào không gian làn hương nồng nàn, quyến rũ. Loài hoa nhỏ bé ấy luôn giản dị, khiêm nhường, lặng lẽ nhưng lại làm nên sức hấp dẫn đặc biệt. Hương hoa như gieo vào lòng người niềm thương, nỗi nhớ... chỉ cần chạm vào là nhớ, gợi bao niềm thương yêu!
Tích cực hoạt động thiện nguyện, Đen Vâu được vinh danh “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023”

Tích cực hoạt động thiện nguyện, Đen Vâu được vinh danh “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023”

Với nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa, Đen Vâu là ca sĩ duy nhất lọt top 10 giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2023”.
Tết Thanh minh 2024 vào ngày nào?

Tết Thanh minh 2024 vào ngày nào?

Tết Thanh minh là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. đem theo không khí của sự tôn kính và tri ân đối với tổ tiên. Năm 2024, Tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4 đến hết ngày 19/4 Dương lịch.
Tái hiện nghi lễ truyền thống độc đáo tại “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Tái hiện nghi lễ truyền thống độc đáo tại “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, hấp dẫn.
Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Đa dạng các hoạt động tuyên truyền văn hóa, nghệ thuật, hội thảo khoa học, thực hiện đợt phong trào thi đua cao điểm...Đặc biệt, năm nay Hà Nội sẽ tổ chức Festival sinh vật cảnh đầu tiên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động