Thứ sáu 19/04/2024 11:57
Hà Nội

Ngày 29/1: Kỷ niệm 1225 năm ngày giỗ Phùng Hưng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đền Và (còn gọi là Đông Cung), tọa lạc tại thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, là một trong tứ cung của xứ Đoài thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian. Đền nằm trên một quả đồi thấp rộng hơn 2.000 m2, bao quanh là hàng trăm cây lim cổ thụ. Trong đền có rất nhiều di vật quý còn được lưu giữ…
Ngày 29/1: Kỷ niệm 1225 năm ngày giỗ Phùng Hưng
Nghi lễ rước long ngai và bài vị tam vị Đức Thánh Tản tại lễ hội Đền Và

Năm 1964, Đền Và được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. 85 cây lim cổ cùng bốn cây cổ thụ khác được công nhận là cây di sản. Định kỳ vào các năm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, nhân dân tám làng cùng thờ Đức Thánh Tản, giờ là bảy tổ dân phố ở các phường: Trung Hưng, Viên Sơn, Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây) và thôn Duy Bình (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) lại cùng nhau tổ chức lễ hội lớn.

Xuân Quý Mão 2023, là năm chính hội Đền Và. Tâm điểm của lễ hội là lễ rước long ngai bài vị Tam vị Đức Thánh Tản từ thị xã Sơn Tây qua sông Hồng sang đền Ngự Dội, nằm trên địa phận thôn Duy Bình để tế lễ, rồi quay trở lại Đền Và.

Lễ hội Đền Và được tổ chức không chỉ tưởng nhớ đến những công ơn của Đức Thánh Tản đối với dân, với nước, mà còn thể hiện ước nguyện của người dân về sự yên bình, ấm no hạnh phúc, đồng thời kết nối nhân dân đôi bờ tả - hữu sông Hồng thành một khối. Với những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá, năm 2016, Lễ hội Đền Và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Lễ hội Đền Và diễn ra từ chiều ngày 04/02/2023 đến sáng 7/2/2023 (tức chiều 14 tháng Giêng đến sáng ngày 17 tháng Giêng năm Quý Mão). Trong phần Lễ, ngoài Khai mạc lễ hội, Lễ rước, Tế chính tại Đền Và, Tế tạ, kết thúc lễ hội thì phần Hội (từ chiều 4/2 – 7/2/2023 tức 14-17 tháng Giêng) sẽ diễn ra các trò chơi dân gian tại khu đồi Lim và sân Đền Và, đêm giao lưu văn nghệ quần chúng tại khu vực bãi xe Đền Và...

Cũng trong dịp mừng Xuân Quý Mão 2023, thể theo nguyện vọng của Nhân dân thị xã; nhằm tưởng nhớ tri ân công đức vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương, thị xã Sơn Tây tổ chức Kỷ niệm 1225 năm ngày giỗ Phùng Hưng (ngày 29/1/2022 tức ngày 8/1 năm Quý Mão) với nhiều hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Phùng Hưng quê ở ấp cổ Đường Lâm, có sức khỏe phi thường, vật ngã trâu, tay không đánh chết hổ nên được nhân dân và các tù trưởng láng giềng khâm phục; quan quân đô hộ nhà Đường phải kính nể. Năm Đinh Mùi 767 nhà Đường suy yếu, bọn quan lại đô hộ nước ta khét tiếng gian tham, bắt dân nộp sưu cao thuế nặng, giết hại người lành nên nhân dân ta vô cùng căm giận.

Trước tình hình đó, Phùng Hưng tập hợp lực lượng, luyện tập binh sĩ, tích trữ lương thực. Đến năm Tân Mùi 791, ông đem quân vây đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Giành thắng lợi, ông chấn chỉnh việc nước, xây dựng nền độc lập... Sau khi Phùng Hưng mất, nhân dân suy tôn ông là Bố Cái Đại Vương.

Việc tổ chức Lễ hội Đền Và Xuân Quý Mão và Lễ giỗ Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương 2023 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, quảng bá với du khách về tiềm năng du lịch của thị xã Sơn Tây nói riêng và xứ Đoài nói chung. Nâng cao năng lực quản lý, tạo điều kiện cho Nhân dân trong vùng và du khách tham gia các hoạt động thiết thực hướng về cội nguồn, tri ân công đức tổ tiên, chung sức tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, xứng với tầm vóc của di tích Quốc gia, là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”.

Hương vị Xuân giữa lòng phố
Hà Nội cho phép lưu thông hai chiều trên phố Quang Trung, Phùng Hưng
Từ ngày 22/7, phương tiện được lưu thông hai chiều trên đường Phùng Hưng
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động