Ngành Tư pháp Thủ đô: Những dấu ấn sáng tạo trong mọi lĩnh vực công tác
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2022 |
Năm qua, trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt nhưng Tư pháp Thủ đô luôn tập trung kịp thời phối hợp với các cơ quan tham chức năng, tham mưu UBND TP, chính quyền các cấp xây dựng, hoàn thiện các văn bản liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, DN bị tác động bởi dịch bệnh…
Với mục đích tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả nhiệm vụ công tác Tư pháp nhằm đẩy mạnh CCHC, cải cách tư pháp, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật;
Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác Tư pháp từ TP đến cơ sở; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; xây dựng bộ máy liêm chính, hành động, phục vụ người dân, DN góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, đảm bảo trật tự an toàn, an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 318/KH-UBND về công tác Tư pháp trên địa bàn TP Hà Nội năm 2022. Theo đó, TP Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất chính sách lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo Kế hoạch phối hợp số 777/KH-BTP-UBND TP Hà Nội theo lộ trình; chỉ đạo triển khai những nội dung theo Kế hoạch số 63/KH-UBND về đánh giá kết quả thi hành luật Thủ đô và lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tiếp tục đề xuất Quốc hội, Chính phủ những cơ chế chính sách đặc thù phục vụ việc xây dựng và phát triển Thủ đô theo Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị của TP; Chỉ đạo các Sở, ngành chủ động tham mưu TP triển khai việc sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND TP phục vụ việc triển khai thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị của TP theo Nghị quyết số 97/2019/QH14, Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Triển khai công tác PBGDPL toàn diện, đồng bộ, hướng mạnh về cơ sở, trong đó tập trung vào các văn bản pháp luật mới được ban hành; các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác năm 2022 của TP, công tác phòng, chống dịch Covid-19 và vấn đề dư luận quan tâm trên địa bàn TP; đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động tư pháp, cải cách tư pháp, pháp luật liên quan lĩnh vực tư pháp, thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp...
Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL và tổng kết 10 năm thực hiện Ngày Pháp luật trên địa bàn TP. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; chú trọng công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong PBGDPL...
Đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL gắn với việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động PBGDPL. Đẩy mạnh tuyên truyền PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Triển khai có hiệu quả Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ 01-1-2022) và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật, các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành được sửa đổi bổ sung đảm bảo sự đồng bộ thống nhất với Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành gắn với việc thực hiện Luật Căn cước công dân.
Tiếp tục triển các quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến trên địa bàn TP theo hướng dẫn và lộ trình của Bộ Tư pháp và Trung ương.
TP ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn (thay thế Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND); tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 112/KH-UBND của UBND TP triển khai thực hiện Nghị quyết 172/NQ-CP ngày 19-11-2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn TP Hà Nội;
Hoàn thiện và đưa vào áp dụng quy chế quản lý, sử dụng hệ thống thông tin công chứng; thực hiện việc chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng giữa phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất;
Triển khai Đề án thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế trên địa bàn TP ngay khi được TP ban hành; chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai có hiệu quả Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”.
Tổ chức triển khai thi hành hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) và các văn bản hướng dẫn thi hành, Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025, các Kế hoạch về TGPL của UBND TP. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ TGPL và năng lực cho đội ngũ người thực hiện TGPL để góp phần bảo đảm an sinh xã hội;
Đồng thời, chú trọng công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng nhằm đảm bảo quyển được trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về TGPL và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác TGPL.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại