Nâng cao nhận thức về an toàn người bệnh, xây dựng văn hóa an toàn người bệnh trên toàn quốc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênToàn cảnh lễ mít tinh. Ảnh: Duy Linh |
Mục tiêu của “Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2023” nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về việc lắng nghe người bệnh, người nhà chia sẻ tâm tư, trải nghiệm để bảo đảm dịch vụ khám, chữa bệnh an toàn hơn; thu hút sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, nhân viên y tế, các đối tác y tế với hoạt động an toàn người bệnh; bảo đảm quyền của người bệnh là được tham gia vào quá trình chăm sóc sức khỏe, quá trình khám bệnh, chữa bệnh của chính mình; vận động, thể chế hóa kế hoạch hành động toàn cầu giai đoạn 2021-2030.
Tham dự lễ mít tinh có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó Chủ tịch HĐ Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh; PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cùng lãnh đạo các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, đại diện Sở Y tế các tỉnh… cùng 300 đầu cầu trực tuyến ở các bệnh viện và trung tâm y tế trên toàn quốc
Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, an toàn người bệnh được ngành y tế và người dân quan tâm hàng đầu; vì vậy Tổ chức Y tế thế giới đã thống nhất chọn 17/9 hàng năm là Ngày An toàn người bệnh thế giới. Mục tiêu Ngày An toàn người bệnh thế giới là nâng cao nhận thức, sự tham gia của cộng đồng, nâng cao hiểu biết trên phạm vi toàn cầu và hướng tới sự đoàn kết hành động của các quốc gia thành viên để thúc đẩy an toàn và giảm thiểu tổn hại cho người bệnh.
Nhận biết được vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám chữa bệnh, “Người bệnh tham gia để bảo đảm khám chữa bệnh an toàn” được chọn thành chủ đề của Ngày An toàn người bệnh thế giới năm 2023. Khi được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại lễ mít tinh. Ảnh: Duy Linh |
Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thành viên “xây dựng các hệ thống để hỗ trợ việc tham gia tích cực và trao quyền cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng trong việc cung cấp dịch vụ y tế an toàn hơn”, sự tham gia của người bệnh và gia đình họ được đưa vào làm một trong 7 mục tiêu của Kế hoạch hành động toàn cầu về An toàn người bệnh giai đoạn 2021-2030 và là trọng tâm của Ngày An toàn người bệnh thế giới năm nay.
Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Ngày An toàn người bệnh thế giới có 4 mục tiêu cơ bản. Đó là, nâng cao nhận thức toàn cầu về việc lắng nghe người bệnh, người nhà chia sẻ trải nghiệm và tâm tư của mình để bảo đảm dịch vụ khám chữa bệnh an toàn hơn; thu hút sự quan tâm, lắng nghe của lãnh đạo các cấp, các nhân viên y tế, các đối tác y tế với hoạt động an toàn người bệnh; bảo đảm quyên của người bệnh là được tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe, quá trình khám chữa bênh của chính mình; vận động thể chế hóa kế hoạch hành động toàn cầu về an toàn người bệnh giai đoạn 2021-2030.
Với thông điệp “Lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh!”, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi tất cả các quốc gia cho phép người bệnh và người nhà người bệnh góp ý và chia sẻ các trải nghiệm về dịch vụ khám chữa bệnh, cả dịch vụ an toàn và chưa an toàn; cung cấp cơ sở để cải tiến chất lượng khám chữa bệnh.
Tại Việt Nam, nhằm bảo đảm an toàn người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hình thức “Lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh!”. Từ nhiều năm trước đây, khi ban hành Quy chế bệnh viện năm 1997, Bộ Y tế đã xây dựng các kênh thu thập ý kiến người bệnh như đường dây nóng bệnh viện, hộp thư góp ý, hội đồng người bệnh...
Những năm gần đây, Bộ Y tế đã thể chế hóa, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và quy định các bệnh viện cùng các kênh khác để phản hồi kịp thời các ý kiến phản ánh của người bệnh và cộng đồng.
“An toàn người bệnh là phòng ngừa tổn hại cho người bệnh, hạn chế các nguy cơ sự cố y khoa. Hôm nay chúng ta cùng có mặt tại đây để thể hiện sự đoàn kết và đồng thuận cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng an toàn hơn. Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh thế giới hôm nay nhằm nâng cao nhận thức về an toàn người bệnh trên toàn quốc, cam kết xây dựng văn hóa an toàn người bệnh, chung tay hành động và lan tỏa thông điệp của năm 2023 “Lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh!”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Duy Linh |
Tham gia tại lễ mit tinh, đại diện Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề này.
Theo đại diện Tổ chức Y tế thế giới, an toàn người bệnh là một trong những quyền cơ bản của người dân, những tổn hại của người bệnh, chăm sóc không được an toàn cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây những tổn thương trên khắp thế giới. Trên thế giới, cứ 1 phút trôi đi có 5 bệnh nhân chết vì chăm sóc không được an toàn.
Những mất mát này gây thiệt hại về sức khỏe, kinh tế xã hội là những cái mà chúng ta có thể phòng tránh được. Đó là lý do tại sao mà chúng ta cần phải tăng cường chăm sóc an toàn người bệnh hàng năm.
”Vấn đề an toàn người bệnh Việt Nam đã trở thành một trong những vấn đề ưu tiên của ngành y tế, chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và ngành y tế Việt Nam trong những năm qua, những vấn đề thiết thực như đưa ra những thông tư hướng dẫn, chính sách để quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, để phòng chống những tai nạn, sự cố y khoa, tăng cường chất lượng bệnh viện cũng như lắng nghe những phản hồi của người bệnh”, đại diện Tổ chức Y tế thế giới nói.
Tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 16.000 thanh niên công nhân | |
Tăng cường năng lực cấp cứu xử trí các ca bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại