Nâng cao chuyển biến về ý thức chấp hành an toàn phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Ban Quản trị các tòa nhà chung cư phối hợp với các cơ quan an ninh trên địa bàn phát tận tay các tài liệu hướng dẫn pháp luật về an toàn PCCC đến từng hộ dân cư. Ảnh: CA TP Hà Nội |
Hệ thống pháp luật về PCCC ngày càng đầy đủ, đồng bộ
Hiện nay, hệ thống pháp luật về PCCC&CNCH ngày càng đầy đủ, đồng bộ và thực sự đi vào cuộc sống, như: Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; các Nghị định, Thông tư quy định về lĩnh vực PCCC&CNCH; cùng với đó là khoảng 200 Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về PCCC và có liên quan đến lĩnh vực PCCC...
Những văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC&CNCH trên được ban hành đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC… Qua hệ thống văn bản này, công tác PCCC&CNCH trong giai đoạn hiện nay đã từng bước có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội của đất nước trong tình hình mới.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện trong quá trình tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về PCCC&CNCH thời gian qua đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập như: pháp luật về phòng cháy và chữa cháy chưa có những quy định điều chỉnh một số loại hình cơ sở mới phát sinh trong thực tiễn quản lý; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực PCCC chưa thống nhất, còn có quy định không rõ ràng, khó áp dụng cũng như chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về PCCC quy định đối với một số hạng mục công trình mới phát sinh…
Nhất là tình trạng vi phạm quy định về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy diễn ra khá phổ biến, nhưng việc phát hiện, xử lý còn hạn chế…
Trong quá trình triển khai thực tiễn, thống kê của Công an TP Hà Nội, từ năm 2017 đến hết năm 2021, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra gần 3.000 vụ cháy, 7 vụ nổ. Ngoài ra, còn có hàng nghìn các vụ việc, sự cố khác, như: chập dây điện trên cột điện; cháy rác… Địa bàn xảy ra cháy trong nội thành chiếm tới hơn 60% tổng số vụ.
Qua thực tiễn, các vụ cháy này chủ yếu tập trung xảy ra tại cơ sở là kho, quán karaoke, nhà hàng, quán ăn, đặc biệt là nhà ở hộ gia đình được xây dựng dạng ống và nhà ở kết hợp sản xuất – kinh doanh.
Theo phòng Cảnh sát PCCC&CNCH TP Hà Nội thì nguyên nhân của những vụ cháy, nổ là do:
Cơ sở vật chất, kỹ thuật đã lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất – kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân nên dẫn đến dễ cháy, nổ như chập điện; sự cố kỹ thuật máy móc…;
Nhận thức của người dân về công tác PCCC còn yếu, chưa đáp ứng được khi tình huống xảy ra;
Thái độ của người dân về PCCC còn chủ quan trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất – kinh doanh (xây dựng nhà thành chuồng cọp, không đúng quy định PCCC); thái độ vô trách nhiệm đối với công tác cứu nạn, cứu hộ trong hoạt động PCCC…
Tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền PBGDPL về PCCC
Công tác tuyên truyền kiến thức PCCC cho người dân đã được lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH TP Hà Nội quan tâm thực hiện tạo nên những chuyển biến tích cực đóng góp vào công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thủ đô.
Tuy nhiên, nhìn từ những nguyên nhân chỉ ra bên trên, có thể thấy, cần phảo nâng cao hơn nữa các biện pháp tuyên truyền PBGDPL về PCCC.
Theo TS. Đỗ Hoàng Vương, Học viện An ninh nhân dân, với vị thế là trung tâm chính trị, văn hóa xã hội của cả nước, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động quan trọng của đất nước nên việc tăng cường hoạt động tuyên truyền kiến thức PCCC cho người dân của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm tài sản, tính mạng quần chúng nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.
Các lượng lượng chức năng tăng cường tuyên tuyền PBGDPL về PCCC và hướng dẫn các biện pháp PCCC&CNCH đến người dân . Ảnh: CATP Hà Nội |
Trong công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân tham gia CNCH, CATP Hà Nội đã nâng cao hiệu công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác CNCH bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực nhằm nâng cao ý thức của người dân trong chủ động phối hợp, hỗ trợ, hợp tác với các lực lượng chức năng trong công tác PCCC&CNCH.
Lực lực công an các quận huyện thị xã cũng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền PBGDPL về PCCC đến nhân dân hiệu quả hơn.
Mới đây, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn PCCC&CNCH đối với các nhà chung cư cao tầng trên địa bàn, Công an huyện Thanh Oai đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền kết hợp phát tờ rơi hướng dẫn nhân dân nhằm ngăn ngừa, xử lý tình huống và cách thoát nạn khi có cháy nổ xảy ra.
Còn UBND phường Phú Lương, Hà Đông đã phối hợp với Công an quận Hà Đông tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và ra mắt mô hình xe PCCC, tổ phản ứng nhanh, tổ liên gia an toàn PCCC tại tổ dân phố 17, 18, 19 khu dân cư Bắc Lãm 8.
Theo đó, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” có sự tham gia của 5 hộ gia đình/tổ dân phố, các thành viên trong mô hình có nhiệm vụ triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCCC&CNCH; nắm tình hình liên quan đến công tác PCCC&CNCH, kịp thời phản ánh với UBND, Công an phường để kịp thời xử lý; tuyên truyền, vận động các thành viên hộ gia đình thuộc tổ liên gia tự giác chấp hành các quy định pháp luật về PCCC&CNCH, tích cực tham gia mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”; thực hiện các điều kiện an toàn PCCC&CNCH; các phương án thoát nạn phòng khi có sự cố cháy xảy ra; tổ chức lực lượng, phương tiện PCCC tại chỗ; tổ chức chữa cháy và CNCH khi có cháy, nổ, sự cố tai nạn xảy ra trong khu vực tổ liên gia; tham gia các hoạt động PCCC&CNCH khi được cấp có thẩm quyền huy động.
Để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất khả năng cháy, nổ có thể xảy ra, Công an quận Thanh Xuân tăng cường việc kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn PCCC song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cần thiết đối với từng loại hình cơ sở.
Theo đó, mới đây, Công an quận Thanh Xuân tổ chức lớp tuyên truyền tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về PCCC và CNCH cho 70 người là cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần Bigfa (Văn phòng đại diện số 231 Giáp Nhất, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội).
Điều quan trọng nhất là chuyển biến về mặt nhận thức để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của người dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền PBGDPL phải hiệu quả, kịp thời, có sự tham góp hỗ trợ của chính Nhân dân, như vậy, mới giảm thiểu được việc phát sinh cháy nổ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Sự hi sinh của 3 chiến sĩ PCCC đã chạm đến trái tim của người dân Thủ đô Sáng 4/8, cái nắng chói chang không ngăn được người dân Thủ đô đến đặt hoa tại chân tượng đài Công an Nhân dân – ... |
Người thân, đồng đội nghẹn ngào tiễn đưa 3 chiến sĩ cảnh sát hy sinh Ngày 5/8, người thân, đồng đội và người dân nghẹn ngào tiễn đưa 3 chiến sĩ cảnh sát hy sinh khi chữa cháy quán karaoke ... |
Khuyến cáo của Công an TP Hà Nội với thợ hàn, cắt kim loại Nhiều vụ cháy nổ xảy ra, có những vụ việc hậu quả nặng nề đến mức mất người, mất của bắt nguồn từ nguyên nhân ... |
Kịp thời thăm hỏi, động viên chiến sỹ Cảnh sát PCCC bị thương khi làm nhiệm vụ Trong khi làm nhiệm vụ dập lửa, khống chế đám cháy một Hạ sỹ Cảnh sát PCCC&CNCH đã bị thương, được đưa đi BV điều ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại