Thứ sáu 26/04/2024 15:02
“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 31/10, Quốc hội nghe báo cáo tóm tắt kết quả giám sát chuyên đề của Đoàn giám sát và thảo luận tại hội trường về giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 thời kỳ trước và sau có liên quan. Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu mở đầu phiên thảo luận.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân
Đại biểu Siu Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu tại phiên họp

Phát biểu mở đầu phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK,CLP) giai đoạn 2016-2021 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Phát biểu thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu quan tâm đến việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các địa phương. Từ đó, đã có nhiều ý kiến rất sâu sắc về vấn đề này.

Nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung sai phạm là do văn bản pháp luật chưa hoàn thiện hoặc chưa đồng bộ.

Với tình hình hiện nay, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 là đúng trọng tâm, trọng điểm và đáp ứng được nguyện vọng của cử tri cả nước.

Về quy mô, Quốc hội thực hiện chương trình giám sát quy mô rất lớn từ trước đến nay. Đây là cuộc giám sát có quy mô và huy động lực lượng lớn tham gia, các cơ quan của Quốc hội trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách đã tham gia và đóng góp nhiều ý kiến về kế hoạch, đề cương các báo cáo giám sát chuyên đề. Tất cả các Đoàn ĐBQH, HĐND các tỉnh, TP đã tổ chức giám sát trực tiếp việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương.

Nếu các chương trình giám sát trước đây chỉ tập trung vào một lĩnh vực, một hoặc một số nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện ở một số địa phương thì cuộc giám sát lần này trải rộng từ TW đến các địa phương.

Phạm vi giám sát từ lĩnh vực kinh tế, tổ chức bộ máy đến hoạt động tư pháp. Một chương trình giám sát đã sâu chuỗi gần như hầu hết các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh trong đời sống xã hội. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao quát ở phạm vi rất rõ, liên quan đến nhiều quy định pháp luật chuyên ngành cho tất cả các ngành, lĩnh vực đều yêu cầu phải có các quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức, kinh tế, kỹ thuật cụ thể. Chương trình giám sát lớn và chi tiết đã bộc lộ cho hoạt động lập pháp, khối lượng công việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật lớn và đặt Chính phủ vào vị thế đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức thực hiện tốt văn bản pháp luật.

Trước sự triển khai quyết liệt và đồng bộ của Quốc hội, đến nay, Đoàn giám sát nhận được 580 công văn, báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Những giải pháp cũng như kiến nghị của Đoàn giám sát của Quốc hội gần như hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào nề nếp, nhiều đại biểu đề nghị báo cáo của Đoàn giám sát xem xét, kiến nghị việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các chương trình đào tạo.

Qua giám sát đã bộc lộ nhiều lĩnh vực pháp luật cần hoàn thiện cả về luật hình thức và luật nội dung. Đại biểu Siu Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng các cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm trong việc hoàn thiện pháp luật. Trong báo cáo của Đoàn giám sát đã phản ánh rất rõ nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung sai phạm là do văn bản pháp luật chưa hoàn thiện hoặc chưa đồng bộ.Theo đại biểu, đã đến lúc cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản dưới góc độ chưa làm tốt vai trò hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngành mình quản lý. Đồng thời tăng cường hơn nữa tính chủ động trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp. HĐND cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giám sát ở địa phương, kiến nghị các giải pháp cũng như vướng mắc trong thực hiện pháp luật trên địa bàn, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp bộ máy còn phân tán, bỏ hoang, rất lãng phí

Vấn đề bố trị trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết 288 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đối với 45 tỉnh, thành thuộc diện có đơn vị hành chính cần sắp xếp lại còn nhiều bất cập, một số đại biểu cũng băn khoăn về việc này.

Theo báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số địa phương, trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức bị phân tán do vẫn duy trì hai đến ba trụ sở làm việc như trước khi sắp xếp đơn vị hành chính. Ở các địa phương đã hoàn thành việc sắp xếp ổn định trụ sở làm việc vẫn còn tình trạng cơ sở vật chất thiếu thốn, chật chội, không đáp ứng yêu cầu công việc do số lượng cán bộ, công chức tại đơn vị hành chính mới tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc. Vẫn còn nhiều trụ sở bỏ không chưa được đưa vào sử dụng, địa phương không có kinh phí để bảo trì, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến tình trạng trụ sở xuống cấp, hư hỏng.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cũng nêu thực trạng một số trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc TW đóng ở các tỉnh có quy mô nhỏ hẹp, không đủ diện tích ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cán bộ, công chức, cơ quan phải đi thuê trong khi có trụ sở bị bỏ hoang. Việc thu hồi, điều chuyển trụ sở làm việc dôi dư gần đây đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên một số bộ, ngành, địa phương vẫn chậm thu hồi, điều chuyển chủ sở dôi dư. Một số cơ quan ngành dọc của địa phương sau khi đã được tỉnh bố trí xây dựng trụ sở mới nhưng không bàn giao trụ sở cũ cho địa phương quản lý, sử dụng nhiều khu đất có vị trí đắc địa là đất vàng giá trị lớn ở các trung tâm đô thị nhưng bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực.

Quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng trụ sở làm việc còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ, pháp luật hiện nay chưa có quy định về thời hạn xử lý tài sản dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, một số vướng mắc về trình tự, thủ tục thu hồi bán trụ sở làm việc, quy trình xử lý tài sản công trong trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể còn nhiều bất cập, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có công tác quản lý NN bị buông lỏng trong thời gian dài, không kịp thời xử lý các vướng mắc nên khó khăn trong việc thu hồi, sắp xếp nhiều tổ chức, cá nhân cố chây ì tiếp tục đề xuất giữ lại cơ sở nhà, đất để sử dụng không đúng mục đích.

Để tránh tiếp tục lãng phí trụ sở công như trên, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát danh sách các trụ sở cơ quan, tổ chức, các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 mà đến nay vẫn chưa thực hiện bố trí, sắp xếp, sử dụng hoặc thanh lý theo tinh thần Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để có phương án xử lý dứt điểm.

Chỉ đạo các Bộ, ngành có trụ sở dôi dư ở các địa phương khẩn trương có phương án tổ chức thu hồi, điều chuyển, xử lý, bàn giao cho địa phương theo quy định để các đưa các trụ sở, nhà đất vào sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực…

Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số
Đề nghị bổ sung người nghèo vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương Đề nghị bổ sung người nghèo vào nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương
Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được lựa chọn để trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được lựa chọn để trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động