Năm 2018, du lịch Hà Nội đã nhận được nhiều đánh giá xếp hạng tiêu biểu từ các tổ chức quốc tế…
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTP đã cán mốc đón 26,31 triệu lượt khách du lịch trong năm 2018. Tất cả những thành công đó đã góp phần xây dựng hình ảnh Thủ đô Hà Nội-TP du lịch “An toàn-Thân thiện-Chất lượng-Hấp dẫn”. Với những kết quả nổi bật trong năm 2018, Hà Nội đã khẳng định vai trò, vị trí là một ngành kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô.
Năm 2019, TP Hà Nội tiếp tục lấy chủ đề hành động là “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2019”; năm toàn ngành du lịch cần tập trung phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành; các tổ chức và cá nhân DN để triển khai, thực hiện các nội dung, giải pháp cụ thể để từng bước khẳng định mục tiêu phát triển du lịch của TP, đó là: “Tạo bước đột phá phát triển toàn diện du lịch Hà Nội cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bền vững; đến năm 2020 đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô”.
Đề án du lịch thông minh là một trong các mục tiêu triển khai sắp tới của ngành du lịch Thủ đô. |
Trên cơ sở đó, Sở Du lịch tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể. Thứ nhất là triển khai vào các nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ chuyên môn được Thành ủy, HĐND, UBND TP và Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch giao. Thứ hai là tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 11-11-2016 của UBND TP triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
Trong đó tập trung vào 7 nội dung cụ thể, đó là: Tuyên truyền, quảng bá, hợp tác thu hút khách du lịch. Rà soát, bổ sung quy hoạch. Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, liên kết phát triển du lịch. Thứ ba là tổ chức điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu khách du lịch; điểm đến và dịch vụ du lịch; nguồn nhân lực của du lịch Hà Nội… để đánh giá tác động của ngành du lịch đối với kinh tế - xã hội Thủ đô phục vụ công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện sát thực tế hoạt động thực tiễn; thực hiện hiệu quả các chương trình quảng bá du lịch Hà Nội trên kênh truyền hình quốc tế CNN năm 2019 và các chương trình trong nước; tập trung triển khai đề án du lịch thông minh khi được TP phê duyệt; chỉ đạo các DN xây dựng và phát triển các sản phẩm đặc trưng, độc đáo, riêng có của du lịch Hà Nội.
Thứ tư là chú trọng khẳng định vai trò cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kết nối hoạt động với các cơ quan Trung ương và các tỉnh, TP; kết nối với các địa phương, đơn vị của TP; kết nối với các DN để góp phần giữ vững hình ảnh du lịch Thủ đô.
Một nhiệm vụ trọng tâm của ngành là đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Tích cực, chủ động phối hợp các lực lượng liên ngành để phát triển du lịch, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý triệt để hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch. Chuẩn hóa bài thuyết minh ở các điểm du lịch.Triển khai mở rộng các điểm thông tin hỗ trợ khách và phát triển du lịch...
Hà Nội có 5.922 di tích văn hóa lịch sử; 1.115 lễ hội; 1.350 làng nghề và làng có nghề; nhiều di tích; lễ hội nổi tiếng đã được UNESCO công nhận như: Hoàng thành Thăng Long, di tích Cổ Loa, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, lễ hội Gióng, lễ hội chùa Hương cùng thắng cảnh Hương Sơn. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có các thiết chế văn hóa; công trình kiến trúc; các bảo tàng cấp quốc gia, các công trình thể thao tầm cỡ quốc tế, các trung tâm thương mại, mua sắm quy mô lớn. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại