Chủ nhật 08/09/2024 17:40

Một du khách nguy kịch sau khi uống thuốc giảm đau

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới, các bác sĩ vừa cứu sống nam bệnh nhân 20 tuổi (quê quán tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) bị phản vệ độ III do dùng thuốc giảm đau.
Một du khách nguy kịch sau khi uống thuốc giảm đau
Nam du khách nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Ảnh: BVCC

Theo đó, sáng ngày 5/7/2023, bệnh nhân Đ.Đ.T được xe taxi đưa vào Khoa Cấp cứu bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới trong tình trạng nguy kịch.

Lúc vào viện, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp không đo được, rối loạn cơ tròn, phù toàn bộ mặt, mắt, môi.

Người nhà cho biết, bệnh nhân đã uống thuốc giảm đau loại Tylenol 500mg sau khoảng 5 phút thì xuất hiện các triệu chứng khó thở, phù mi mắt 2 bên. Người nhà lo lắng nên đã đưa bệnh nhân vào khoa Cấp cứu - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới. Thời gian từ khi phát hiện đưa bệnh nhân vào viện khoảng 10 phút.

Sau cấp cứu 20 phút, bệnh nhân tỉnh, mở mắt tự nhiên, nói đúng, rõ họ tên, huyết áp 120/70mmHg. Sau cơn nguy kịch, bệnh nhân được theo dõi thêm tại khoa Cấp cứu. Sau 24h theo dõi và điều trị, bệnh nhân đã xuất viện trong tình trạng sức khoẻ ổn định.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân: phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây nên phản vệ như: thuốc, thực phẩm, hóa chất, nọc độc côn trùng/bò sát, protein… Phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự có thể dẫn tử vong ngay lập tức nếu như không được xử trí kịp thời.

Khi người dân phát hiện những trường hợp có tiếp xúc với các yếu tố nghi ngờ, sau đó xuất hiện các triệu chứng: mày đay, phù mạch nhanh; Khó thở, tức ngực, thở rít; Đau bụng hoặc nôn; Tụt huyết áp hoặc ngất; Rối loạn ý thức,... lập tức đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí cho bệnh nhân và để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Để phòng tránh phản vệ, bệnh nhân cần báo cho thầy thuốc biết bạn đã từng dị ứng hay phản vệ. Đồng thời nhân viên y tế có trách nhiệm hỏi kỹ các tiền sử dị ứng của bệnh nhân, thực hiện test thuốc theo quy định của Bộ y tế, luôn kiểm tra hộp thuốc chống sốc, thường xuyên tập huấn cho nhân viên y tế về nhận biết và xử trí phản vệ.

Bị ong đốt, 3 người đàn ông nhập viện vì sốc phản vệ nặng
Người phụ nữ nguy kịch sau khi uống thuốc chống say
Bảo Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động