Thứ hai 09/09/2024 04:49

Mẹ dìm chết 2 con nghi do trầm cảm: Người mẹ có chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 8/3, tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã xảy ra vụ việc một người mẹ dìm chết 2 con nghi dưới sông. Theo gia đình của đối tượng, người phụ nữ này vốn là giáo viên nhưng có dấu hiệu trầm cảm nên đã xin nghỉ việc.
Mẹ dìm chết 2 con nghi do trầm cảm: Người mẹ có chịu trách nhiệm hình sự không?
Sông Ninh Cơ, nơi bà mẹ dìm chết 2 con nghi do trầm cảm

Theo thông tin ban đầu, ngày 8/3, chị Vũ Thị Ng. (32 tuổi, trú tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) xin phép gia đình chở hai con gái (sinh năm 2018 và sinh năm 2021) đi chơi bằng xe máy.

Đến khoảng 10h cùng ngày, sau khi đi qua cầu phao Ninh Cường đến huyện Nghĩa Hưng (tại khu vực sông Ninh Cơ, thuộc địa bàn giáp ranh giữa thị trấn Liễu Đề và xã Nghĩa Sơn) người mẹ này để xe trên đê sông, dẫn hai con xuống sông rồi dìm xuống nước.

Thời điểm xảy ra sự việc có người dân đi qua phát hiện nên đã hô hoán mọi người chạy đến đưa hai cháu bé lên bờ, thực hiện các biện pháp sơ cứu và đưa nạn nhân đến Trạm y tế xã Nghĩa Sơn để cấp cứu nhưng cả hai cháu bé đã chết.

Sau khi xảy ra sự việc, cơ quan công an đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp đối với Vũ Thị Ng. để điều tra. Thi thể hai bé gái xấu số cũng đã được bàn giao cho gia đình lo hậu sự, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp y.

Theo gia đình, chị Ng. vốn là giáo viên dạy môn tin học tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện Trực Ninh. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, chị Ng. có dấu hiệu bị bệnh trầm cảm nên đã xin nghỉ dạy học để ở nhà chữa bệnh.

Về câu chuyện này, theo luật sư Nguyễn Anh Thơm – Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, đây là vụ việc rất thương tâm, liên quan đến quyền trẻ nên sẽ được Cơ quan điều tra xem xét xử lý công tâm, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Để làm rõ vụ việc, cần thiết làm rõ nguyên nhân, động cơ, mục đích, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của người mẹ.

Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định mẹ đẻ dìm 02 con xuống dòng sông dẫn tới tử vong thì người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người" theo Điều 123 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung "giết nhiều người" và "giết người dưới 16 tuổi".

Tuy nhiên, nếu người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm tại thời điểm gây ra vụ án thì Cơ quan điều tra cần thiết phải thu thập tài liệu, chứng cứ điều trị bệnh trầm cảm tại các cơ sở y tế nhằm xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Nếu có căn cứ xác định người mẹ bị bệnh tâm thần trầm cảm thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần để làm căn cứ xử lý.

“Trường hợp kết quả giám định xác định, người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án. Người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” – luật sư Thơm nói.

Tuy nhiên, nếu kết quả giám định cho kết quả, trước, trong, sau khi gây án và hiện tại, người mẹ chỉ hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc hạn chế năng lực và điều khiển hành vi có thể được tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Vụ án trên là một bài học cảnh tỉnh cho các gia đình trong việc quan tâm, chăm sóc và theo dõi phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau nhiều lần sinh con.

Vụ 2 mẹ con tử vong bất thường tại nhà riêng: Đã xác định được danh tính nghi phạm… Vụ 2 mẹ con tử vong bất thường tại nhà riêng: Đã xác định được danh tính nghi phạm…
Đau lòng: Mẹ dìm chết 2 con nhỏ dưới sông ở Nam Định Đau lòng: Mẹ dìm chết 2 con nhỏ dưới sông ở Nam Định
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động