“Mạnh tay” xử lý vi phạm nồng độ cồn góp phần định hình nét đẹp trong văn hóa giao thông
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTừ việc xử lý "mạnh tay" vi phạm nồng độ cồn, góp phần từng bước thay đổi hành vi của người tham gia giao thông. |
Thời gian gần đây, rất nhiều các nhóm, hội trên cả nước đều chung sức đồng lòng thực hiện nghiêm khẩu hiệu “Đã lái xe không sử dụng rượu bia”. Họ cùng nhau chia sẻ những thông tin về việc CSGT xử lý các vi phạm như một bài học cho bản thân và cộng đồng, tạo hiệu quả lan truyền rất tốt. Đáng phấn khởi hơn, khẩu hiệu “Đã lái xe không sử dụng rượu bia” đã được nhiều người thực hiện.
Không chỉ chia sẻ tác hại bia rượu, cập nhật những thông tin thường xuyên, mà các lái xe đều đi đến thống nhất không sử dụng rượu bia chính là xây dựng văn hóa giao thông. Trên những diễn đàn về giao thông và ghi nhận từ thực tế đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Những hiện tượng cá biệt, say rượu nhưng chây ỳ không chấp hành đo nồng cồn, lăng mạ, chống đối… đều bị dư luận lên án.
Đặc biệt, lực lượng CSGT kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, góp phần làm giảm số vụ tai nạn giao thông. Mọi hành vi sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông đều nhanh chóng bị phát hiện xử lý, để đảm bảo ATGT cho người dân đồng thời cũng là lời cảnh báo với những ai vẫn còn thích “nhờn” với pháp luật.
Ngày 20/2, Phòng CSGT (CA TP Hà Nội) cho biết, trong quá trình làm nhiệm vụ, đơn vị đã linh hoạt sử dụng xe chuyên dụng và xe cá nhân của cán bộ, chiến sĩ chở nhiều em học sinh về nhà sau khi phát hiện các em ngồi trong xe ô tô có lái xe sử dụng rượu bia, không đảm bảo an toàn cho các em.
Cụ thể, khoảng 22h45 ngày 19/2, tổ công tác chuyên đề về nồng độ cồn (Đội CSGT số 1) làm nhiệm vụ tại ngã tư Quán Sứ - Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, phát hiện xe ô tô 16 chỗ BKS 29B- 400.xx chở nhiều phụ huynh và học sinh. Tổ công tác đã tiến hành đo nồng độ cồn đối với lái xe N.T.H (SN 1967, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội), phát hiện lái xe H trong hơi thở có nồng độ cồn là 0,153 miligram/lít khí thở.
Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ xe ô tô trên theo quy định. Qua lời kể của lái xe H, anh này có chở một nhóm phụ huynh và học sinh từ Hà Giang xuống Hà Nội tham quan. Trước tình hình đó, ngoài việc xử lý hành vi của lái xe nhưng vẫn đảm bảo cho học sinh, tổ công tác đã nhanh chóng cử cán bộ trong đơn vị sử dụng 1 xe cảnh sát và 3 xe ô tô cá nhân hỗ trợ đưa phụ huynh, học sinh về nơi tạm trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trước đó, ngày 16/2, Phòng CSGT (CA TP Hà Nội) thống kê, qua xử lý vi phạm nồng độ cồn từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình khi dừng hơn 400 phương tiện mới phát hiện và xử lý vài trường hợp vi phạm. Kết quả này cho thấy, hiệu quả của việc xử lý "mạnh tay" vi phạm nồng độ cồn mà TP đang thực hiện.
Cụ thể, từ ngày 14/12/2022 đến 6/2/2023, CSGT (CA TP Hà Nội) đã kiểm tra, xử lý hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền hơn 57 tỷ đồng; tạm giữ hơn 10.000 phương tiện các loại, trong đó có 1.578 ô tô. Số lượng người vi phạm ở mức vượt quá 0,4mg/L khí thở là 1.524 trường hợp (chiếm 15,1%).
Ghi nhận thực tế cùng các tổ công tác xử lý nồng độ cồn từ đầu năm đến nay, việc xử lý luôn linh hoạt từ tuần tra kiểm soát đến cắm chốt xử lý tùy từng địa bàn nội thành và nông thôn sao cho “không có vùng cấm” khi phát hiện vi phạm.
Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT cho biết, kết quả này cho thấy, hiệu quả của việc xử lý "mạnh tay" vi phạm nồng độ cồn mà TP đang thực hiện. Từ việc xử lý "mạnh tay" vi phạm nồng độ cồn, góp phần từng bước thay đổi hành vi của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trên địa bàn Thủ đô. Điều đố cũng khẳng định được hiệu quả của việc tuyên truyền tác hại rượu bia, đang định hình lên một phong cách, một nét đẹp trong văn hóa giao thông cho người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại