Lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng là vấn đề đáng lo ngại
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuốc hội thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). |
Có giải pháp để quản lý, kiểm soát việc lách luật
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hải Trung (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) cho rằng, tới tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Đại biểu cho rằng cần nghiên cứu bổ sung thêm các quy định, tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước để hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cần nghiên cứu, đề xuất thêm các biện pháp, giải pháp để quản lý, kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân pháp nhân khác đứng tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, cần phải rà soát luật hóa các quy định tính chính danh của tài khoản tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; hoàn thiện đồng bộ các văn bản hướng dẫn bảo đảm hiệu lực thi hành tại các văn bản quy phạm pháp luật phải liên thông với nhau, hỗ trợ việc xác định tính chính danh.
Đồng thời, trong luật này cần có quy định cụ thể về các điều kiện bắt buộc các tổ chức tín dụng phải có nền tảng công nghệ, cơ sở vật chất trong nhận diện khách hàng để đảm bảo tính chính danh; yêu cầu tổ chức tín dụng có trách nhiệm rà soát, phát hiện và phối hợp với CQCA các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về tài khoản không chính danh.
Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, (Đoàn Đại biểu Quốc hội Thái Nguyên), việc sửa đổi Luật đảm bảo người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, cần xem xét hồ sơ cấp phép và hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng, trong dự án Luật cần quy định rõ về mức phí, loại phí, đặc biệt là ở vùng khó khăn...
Về ngân hàng chính sách xã hội, đại biểu cho rằng, hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội cần phải được quy định và điều chỉnh trong luật của các tổ chức tín dụng. Liên quan nội dung này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị tại Điều 4 dự án Luật nên bổ sung thêm hai khái niệm quy định rõ hơn về ngân hàng Chính sách và tín dụng chính sách xã hội.
Đề nghị quy định cụ thể hơn về tổ chức hoạt động
Góp ý về Ngân hàng chính sách, Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa) đại biểu đề nghị quy định cụ thể hơn về tổ chức hoạt động, cơ chế tài chính, kể cả việc xử lý nợ xấu ngân hàng chính sách cũng khác với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng khác. Về Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Nhân dân quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Nhân dân không được giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, đại biểu đề nghị cần xem xét không nên quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị quỹ tín dụng Nhân dân không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ.
Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, cho rằng các nội dung thẩm tra đã thể hiện rất sâu sắc… Tuy nhiên, để đảm bảo tính cấp bách, cần sớm đưa vào cuộc sớm, về thời gian thông qua, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị Quốc hội có thể xem xét, thông qua dự Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo quy trình 2 kỳ họp, thay vì 3 kỳ họp nếu Chính phủ và Cơ quan soạn thảo chuẩn bị tốt, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng và bổ sung làm rõ các nội dung để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các Luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp 2020, Bộ luật Dân sự năm 2015,…
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị luật hóa quy định các vấn đề liên quan đến phạm vi và đối tượng điều chỉnh vào nội dung dự thảo luật. Đại biểu cho rằng, một số nội dung quan trọng liên quan đến phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng chưa được dự thảo luật quy định, đó là các nội dung liên quan đến tài chính của tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại bao gồm doanh thu, chi phí, doanh thu nhận trước, lãi dự thu, trích lập dự thu, chế độ kế toán, kiểm toán… Đại biểu đề nghị bổ sung các nội dung này vào nội dung dự thảo luật. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị bổ sung quy định điều chỉnh nội dung ngân hàng thương mại có vốn của nhà nước đầu tư sản xuất, kinh doanh tại DN…
Dự báo tăng trưởng toàn cầu khởi sắc trong năm nay | |
Giám đốc Công an TP Hà Nội: Bổ sung các giải pháp để hạn chế việc lách luật thao túng, lợi ích nhóm ở ngân hàng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại