Giám đốc Công an TP Hà Nội: Bổ sung các giải pháp để hạn chế việc lách luật thao túng, lợi ích nhóm ở ngân hàng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung. |
Các giải pháp cấp thiết
Dự thảo Luật sửa đổi, điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của các cá nhân, tổ chức tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng và mở rộng thêm các diện đối tượng liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, các giải pháp nêu trong dự thảo chỉ là giải pháp kỹ thuật để hạn chế các cổ đông lớn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP Hà Nội đưa ra ý kiến: Các giải pháp nêu trong dự thảo chỉ mang tính kỹ thuật để hạn chế các cổ đông lớn, cần nghiên cứu, bổ sung thêm hai vấn đề.
Một là, bổ sung quy định tăng cường vai trò của Nhà nước để hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng;
Thứ hai, cần nghiên cứu bổ sung các biện pháp, giải pháp để hạn chế việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân, pháp nhân khác đứng tên cổ phần, tạo nhóm cổ đông lớn, điều hành tổ chức tín dụng.
Về cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm, theo ông Nguyễn Hải Trung: Để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm, cần thiết ban hành quy định về thời gian cung cấp thông tin về tài khoản khách hàng, phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và có thể giao Chính phủ nghiên cứu quy định chi tiết nội dung này sau khi luật ban hành. Vì sau khi lừa được tiền, các đối tượng chuyển tiền đi rất nhanh, nên số tiền thu được rất ít so với số tiền của người dân bị lừa.
Bên cạnh đó, tình hình sử dụng không gian mạng và công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, rửa tiền diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khi tội phạm xảy ra, lực lượng công an phải nhanh chóng triển khai, truy xét dòng tiền, phong tỏa tài khoản. Tuy nhiên, với các quy định pháp luật hiện hành, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Cần có cơ quan thanh tra, kiểm tra độc lập
Với 50 ngân hàng như hiện nay, trong đó có 4 ngân hàng 100% vốn Nhà nước, 31 ngân hàng Thương mại Cổ phần, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng Hợp tác xã và 2 ngân hàng niên doanh vậy sẽ phải rà soát lại số lượng, cần thiết có thể thiết kế trong điều luật, đưa ra mức giới hạn với ngân hàng.
Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đưa ra quan điểm: Thông tin liên quan đến sở hữu chéo, hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng. Luật hiện hành, những chủ trương, chính sách đang thiết kế chưa đủ mạnh, chỉ tập trung giảm tỷ lệ cổ phần, cấp hạn mức tín dụng. Thế nhưng để chấm dứt được sở hữu chéo thì liên quan đến việc công khai minh bạch, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để dính dáng tới tình trạng này. Cần thiết phải đặt lại mô hình kiểm tra, giám sát liên quan đến ngân hàng, có một cơ quan thanh tra, kiểm tra ngân hàng, hoạt động tín dụng mang tính độc lập.
Làm tốt thanh tra, kiểm tra, xử lý và công khai minh bạch trong tất cả các giao dịch, thì không nhất thiết phải giảm cổ phần, room cấp vốn, thậm chí có thể cho cao hơn, nhưng quản lý được, để tổ chức và cá nhân không dám, không thực hiện được các hành vi sở hữu chéo.
Với một nền kinh tế như Việt Nam, mà có đến 50 ngân hàng như vậy, có ngân hàng lớn nhưng có những ngân hàng chưa đạt chuẩn, thì phải rà soát lại số lượng, cần thiết có thể thiết kế trong điều luật, đưa ra mức giới hạn với ngân hàng...
VN-Index vượt mốc 1,100, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt | |
Lãi suất cho vay sẽ giảm tiếp trong thời gian tới | |
Phó phòng bán lẻ của ngân hàng lừa đảo 80 tỷ đồng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại