Thứ hai 29/04/2024 06:42

Liên hợp quốc đánh giá cao những cam kết, nỗ lực tích cực của Việt Nam với tiến trình UPR

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 27/4/2023, Bộ Ngoại giao đã chủ trì phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo quốc tế về kinh nghiệm xây dựng Báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quá (UPR) chu kì tại Hà Nội.
Liên hợp quốc đánh giá cao những cam kết, nỗ lực tích cực của Việt Nam với tiến trình UPR
Trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm

Tham dự Hội thảo có hơn 100 đại biểu đại diện các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, các cơ quan của Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Phạm Hải Anh khẳng định đây là sự kiện quan trọng khởi động cho chuỗi sự kiện về UPR chu kỳ IV mà Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì tổ chức trong năm 2023.

Kể từ khi ra đời năm 2008 đến nay, cơ chế UPR đã góp phần không nhỏ trong việc hiện thực hóa tinh thần của Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế (UDHR) và Tuyên bố và Chương trình Hành động Viên (VDPA), theo đó mọi người đều có quyền được sống trong phẩm giá, được tôn trọng, bảo đảm và thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Đây cũng là những nội hàm, giá trị cốt lõi mà Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 đã khởi xướng và cùng 12 nước khác thúc đẩy Hội đồng Nhân quyền mới đây thông qua Nghị quyết số 52/19 kỷ niệm 75 năm UDHR và 30 năm VPDA, với 121 nước đồng bảo trợ tại tất cả các khu vực.

Ông Phạm Hải Anh khẳng định, trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, với tỷ lệ chấp thuận khuyến nghị ngày càng tăng, lên tới hơn 83% tại chu kỳ III, cao hơn mặt bằng chung của các quốc gia khác. Xuyên suốt quá trình UPR, Việt Nam luôn nỗ lực bảo đảm 04 nguyên tắc: Việc thực hiện các khuyến nghị UPR luôn gắn với tổng thể chủ trương, chính sách và nỗ lực của Việt Nam về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;

Tăng cường gắn Báo cáo UPR với thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các khuyến nghị đã chấp thuận, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong hoàn thiện các khuôn khổ chính sách, pháp luật về quyền con người; đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi, xây dựng của các bên liên quan;

Chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế. Với chu kỳ IV, Việt Nam dự kiến sẽ nộp Báo cáo quốc gia lên Hội đồng Nhân quyền vào đầu năm 2024 và Hội đồng Nhân quyền sẽ thông qua kết quả rà soát với Việt Nam tại Khóa họp 57 (tháng 9/2024), trên cơ sở đó mong muốn các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao để hoàn thành Báo cáo UPR đúng tiến độ với chất lượng cao nhất.

Phát biểu tại Hội thảo, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc Pauline Tamesis đánh giá cao những cam kết, nỗ lực tích cực của Việt Nam với tiến trình UPR, đặc biệt là tạo điều kiện cho sự tham gia, đóng góp ý kiến rộng rãi của các bên liên quan;

Nhấn mạnh việc thực thi các khuyến nghị UPR cũng góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) trong bối cảnh tiến độ hoàn thành các SDG trên bình diện toàn cầu đang gặp nhiều trở ngại, do 39% các khuyến nghị UPR liên quan tới SDG 16 (hòa bình, công lý và thể chế), 14% liên quan đến SDG 1 (xóa nghèo), 9% liên quan đến SDG 10 (giảm bất bình đẳng), 8% liên quan đến SDG 4 (giáo dục có chất lượng), 7% liên quan đến SDG 17 (quan hệ đối tác).

Bà Tamesis nhận định năng lực tự chủ của quốc gia có ý nghĩa quyết định đối với kết quả thực hiện UPR, song hợp tác quốc tế có thể đóng vai trò bổ trợ tích cực; đồng thời khẳng định các cơ quan Liên hợp quốc sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình UPR nói riêng và các nỗ lực bảo đảm quyền con người nói chung.

Tham gia thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, kinh nghiệm đa dạng về thực tiễn xây dựng Báo cáo UPR trên thế giới và tại Việt Nam, gắn kết tiến trình UPR với các chính sách, nỗ lực tổng thể về bảo đảm quyền con người, phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, nâng cao tính minh bạch và sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan.

Các đại biểu cũng chia sẻ những thông tin cập nhật về tình hình triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III và xây dựng Báo cáo UPR chu kỳ IV của các quốc gia, từ đó khuyến nghị một số giải pháp để các cơ quan chức năng của Việt Nam nghiên cứu, áp dụng để nâng cao hiệu quả xây dựng và hoàn thành Báo cáo UPR thời gian tới.

Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc được ra đời từ năm 2008 và là một trong những thành công nổi bật, được xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công bằng, không phân biệt, thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia.

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết theo cơ chế UPR, trong đó có việc triển khai các khuyến nghị UPR đã chấp thuận. Trong chu kỳ III, Việt Nam đã nhận được 291 khuyến nghị từ 122 nước và đã chấp thuận 241 khuyến nghị trong số đó.

Chu kỳ IV của UPR đã chính thức bắt đầu kể từ cuối năm 2022 và sẽ kết thúc vào năm 2027. Chu kỳ này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt khi thế giới đang trải qua nhiều biến động, bất ổn do tác động đa chiều của đại dịch COVID-19, chiến tranh, xung đột và các vấn đề toàn cầu cấp bách, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống, sinh kế của người dân và triển vọng hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Quyền con người tiếp tục là mối quan tâm phổ quát toàn cầu, phản ánh nhu cầu, lợi ích và cách tiếp cận đa dạng của các quốc gia, dân tộc, song cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn cần phối hợp giải quyết. Chính vì vậy, UPR chu kỳ IV được kỳ vọng là kênh hiệu quả giúp cộng đồng quốc tế nhìn nhận, đánh giá khách quan, thực chất hơn về những chính sách, nỗ lực của các quốc gia trong việc nâng cao khả năng thụ hưởng quyền con người cho tất cả mọi người, loại trừ bất bình đẳng, phân biệt đối xử và chính trị hóa.

Áo đánh giá, Việt Nam là nền kinh tế phát triển năng động ở Đông Nam Á
“ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”
Việt Nam bày tỏ quan điểm về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Hà Nội giữ nguyên các quận, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm

UBND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025, không sáp nhập quận Hoàn Kiếm, mà vẫn giữ nguyên 30 quận, huyện, thị xã như hiện nay.
Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Cần có quy định về khai thác hai bên dòng sông

Giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có các quy định về khai thác các dòng sông theo hướng quy định về căn cứ hình thành các hành lang gồm: hành lang mặt nước bảo vệ dòng chảy thường xuyên; quy định hành lang thoát lũ vào mùa lũ; hàng lang bảo vệ để ngăn lũ. Có như thế, các dòng sông chảy qua địa bàn Thủ đô mới trở thành các trục cảnh quan, không gian phát triển.
Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Ngày 26/4/2024, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, đã cùng Trưởng SOM, Trưởng đoàn các nước ASEAN và Nga tham dự Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20 tại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga.
Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ngày 4/5, Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân với sự tham dự của 245 đại biểu, đại diện cho hơn 2.000 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của TP Hà Nội.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.
Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động