Thứ năm 04/07/2024 10:08
Chuyển đổi số tại Hà Nội mang lại nhiều tiện ích cho người dân:

Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những giải pháp sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả trong triển khai chuyển đổi số tại Hà Nội đem lại những bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng tầm giá trị văn hóa của Thủ đô, huy động trí tuệ và đóng góp của Nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho công tác chuyển đổi số của TP.
Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu trải nghiệm các ứng dụng phòng họp thông minh của thành phố Hà Nội

LTS: Thời gian qua, công tác chuyển đổi số tại Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, người dân bước đầu thụ hưởng các kết quả, lợi ích thiết thực của chuyển đổi số. Trong đó, người dân, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước giảm được thời gian và chi phí trong thực hiện các yêu cầu thủ tục hành chính, dịch vụ công và các tiện ích xã hội; giảm nhân lực thực hiện; giảm thủ tục hành chính. Cùng với đó, thành quả từ chuyển đổi số tại Hà Nội giúp tăng chất lượng phục vụ người dân từ các cơ quan, đơn vị; tăng công khai - minh bạch trong quản lý thu chi; tăng sự hài lòng của người dân đối với cơ quan Nhà nước.

Vậy, những giải pháp, ứng dụng nào đã được triển khai mang lại lợi ích thiết thực cho người dân?, mời quý độc giả đón đọc loạt bài “Chuyển đổi số tại Hà Nội mang lại nhiều tiện ích cho người dân” với các bài viết: tạo đột phá trong thực thi chính sách và hành lang pháp lý triển khai Đề án 06; Cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID mang lại nhiều thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp; Thuận tiện cho người dân với phương án “ủy quyền giải quyết TTHC”; Hiệu quả triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế khoán; Lợi ích của sổ sức khoẻ điện tử đối với chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; Không còn "chặt chém" giá cả khi Hà Nội ứng dụng thu phí giữ xe không dùng tiền mặt; Chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt mang lại sự thuận tiện cho người dân; Cơ hội để Hà Nội có thể “đi tắt đón đầu” trong mục tiêu chung phát triển Thủ đô...

Mời quý độc giả đến với Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô

Những giải pháp sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả trong triển khai chuyển đổi số tại Hà Nội đem lại những bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng tầm giá trị văn hóa của Thủ đô, huy động trí tuệ và đóng góp của Nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho công tác chuyển đổi số của TP.

Tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ, mang tính chiến lược

Thời gian qua, Hà Nội đã quán triệt và nhận thức sâu sắc về vai trò của công tác chuyển đổi số trong tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời xác định công tác chuyển đổi số, Đề án 06 của Chính phủ là khâu đột phá của đột phá”; là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ, mang tính chiến lược của TP.

Với quan điểm và mục tiêu “Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh là đích đến; từng bước minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong hoạt động của chính quyền các cấp; khuyến khích mọi nguồn lực xã hội để xây dựng, phát triển, thúc đẩy ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”;…TP Hà Nội đã chỉ đạo thành lập 5.024 Tổ chuyển đổi số cộng đồng tham gia triển khai tại các cấp chính quyền.

Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” và phương châm “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội”, TP Hà Nội đã tiên phong thực hiện thí điểm nhiều giải pháp mang tính đột phá như: xây dựng Hệ thống Hồ sơ sức khỏe điện tử; hỗ trợ thiết bị thông minh cho các hộ gia đình khó khăn; hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; miễn phí chữ ký số điện tử cá nhân; áp dụng “mức thu phí bằng không” khi công dân thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến; triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và thu thuế khoán; chi trả an sinh xã hội, chỉ trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt; thanh toán giá trông giữ xe không dùng tiền mặt,...

Những giải pháp sáng tạo, linh hoạt trong triển khai Đề án đã góp phần thực hiện hiệu quả 5 nhóm mục tiêu: phát triển kinh tế, xã hội; giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu dân cư, bảo đảm tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”,… Qua đó đem lại những bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng tầm giá trị văn hóa của Thủ đô, huy động trí tuệ và đóng góp của Nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho công tác chuyển đổi số của TP.

Giảm thời gian và chi phí, tăng sự hài lòng của người dân

Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô
Người dân đăng ký khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Ảnh: Hà Linh

Tiên phong chuyển đổi số Quốc gia, thực hiện Đề án 06, sau nhiều tiện ích được triển khai, nhiều nhiệm vụ hoàn thành, vậy, chuyển đổi số tại Hà Nội đã đạt được các mục tiêu “3 giảm, 3 tăng”.

“3 giảm”, gồm thứ nhất, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong thực hiện các yêu cầu TTHC, dịch vụ công và các tiện ích xã hội như giảm thời gian thực hiện TTHC (cắt giảm, đơn giản hóa TTHC); giảm thời gian chờ đợi thực hiện thanh toán khi gửi xe; giảm thời gian chờ đợi đăng ký khám chữa bệnh bằng Kiosk thông minh; giảm thời gian chờ đợi thanh toán bảo hiểm y tế... giảm chi phí mua sổ khám bệnh, chi phí thực hiện cấp phiếu LLTP... đặc biệt giảm các chi phí xã hội như xăng xe, sức khỏe.... những chi phí chưa nhìn thấy được hiện hữu nhưng lại mang tính bền vững, lâu dài đối với người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

Thứ hai, giảm nhân lực thực hiện – đây được đánh giá là điểm nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu “chuyển đổi số là động lực để phát triển và đột phá”.

Đơn cử việc sử dụng kiosk thông minh tại các bệnh viện đã cắt giảm nhân lực đón tiếp; thực hiện chi trả ASXH, Lương hưu hay thanh toán phí, lệ phí thực hiện TTHC tại Bộ phận Một cửa giúp giảm nhân lực thực hiện việc chi trả hay quyết toán hàng ngày tại các đơn vị... từ đó xây dựng đúng vị trí việc làm và thực hiện chuyên môn hóa nghiệp vụ của công chức, nhân viên. Hay việc thực hiện thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe không dừng các doanh nghiệp hoàn toàn cắt giảm nhân lực thực hiện tại các điểm, bãi đỗ xe...

Thứ 3, ai cũng có thể cảm nhận được, đó là giảm Thủ tục hành chính. Với kết quả đem lại từ ứng dụng CNTT, từ thực hiện đơn giản hóa TTHC, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến cũng như kết nối các cơ sở dữ liệu, chia sẻ các nền tảng vận hành việc thực hiện cắt giảm các TTHC là điều kiện tiên quyết cho thực hiện. Từ việc có CSDLQG dân cư, các thành phàn hồ sơ trong các TTHC được cắt giảm; từ việc thực hiện lý lịch tư pháp qua VNeiD và sử dụng bản điện tử, thực hiện hoàn toàn việc đề xuất cắt giảm các TTHC mà yêu cầu thành phần hồ sơ là bản giấy...

“3 tăng”, thứ nhất tăng chất lượng phục vụ: với cơ chế giám sát, đánh giá thực thi như hiện nay, chất lượng phục vụ người dân là yêu cầu bắt buộc với các cơ quan, đơn vị. Người dân sử dụng các tiện ích từ các úng dụng đem lại, liên hệ với cơ quan hành chính tại bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian, thời điểm và thao tác nhanh chóng.

Tăng thứ hai là tăng công khai minh bạch. Từ hiệu quả đánh giá của công tác quản lý thuế, khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, từ hiệu quả của công tác quản lý thu chi bảo hiểm xã hội, từ kết quả thu chi giá dịch vụ trông giữ xe... cho thấy hiệu quả công khai – minh bạch đã được chứng minh.

Thứ 3 là tăng hài lòng, với các hiệu quả thiết thực đem lại, người dân thể hiện sự hài lòng trong sử dụng các tiện ích chuyển đổi số, hài lòng với những thay đổi, thuận tiện nhờ chuyển đổi số mang lại.

Nhờ chuyển đổi số, xã hội dần thay đổi thói quen trong việc thực hiện giao tiếp giữa người dân – doanh nghiệp với cơ quan hành chính. Người dân, doanh nghiệp hoàn toàn thay đổi trong nhận thức từ việc đến với cơ quan hành chính là “hành là chính” sang “cung cấp dịch vụ”; thay đổi từ việc “phải đến trực tiếp” bằng “sử dụng công nghệ” để giải quyết các yêu cầu.

Nhờ chuyển đổi số, Hà Nội đang hình thành, xây dựng một văn minh xã hội mới các tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại hơn; gắn với văn hóa trong thời kỳ công nghiệp số và chuyển đổi số.

Với nhận thức “làm chuyển đổi số không tốn tiền”, các giá trị lợi ích đem lại được minh chứng bằng các chi phí tiết giảm cho cả người dân và doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước. Phương thức đầu tư thực hiện song hành cùng chuyển đổi xanh sẽ đem lại nhiều giá trị thặng dư bên cạnh như môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu rác thải, giảm hiệu ứng nhà kính, tăng chất lượng đầu tư, tăng môi trường chuyên nghiệp.....mở rộng cơ hội đầu tư của Thành phố khi có hình thành môi trường đầu tư hiện đại – minh bạch.

Ngoài ra, với kết quả đạt được từ các hiệu quả quản lý thuế, quản lý giao thông đô thị - y tế - dịch vụ công... hiệu quả công khai, minh bạch từ đó việc phòng chống tội phạm, ngăn ngừa tội phạm trong các lĩnh vực như trốn thuế; lợi dụng chính sách trục lợi, bảo kê.... cơ bản được đẩy lùi; công cụ cho việc thực hiện đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự địa bàn được thực hiện hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương Hà Nội vận hành một số nền tảng ứng dụng Đề án 06

Tại Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao UBND thành phố Hà Nội trong vai trò tiên phong chuyển đổi số Quốc gia, thực hiện Đề án 06.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến 5 kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua.

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được Thành ủy, UBND, các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao, tạo ra sự chuyển biến tích cực.

Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo bộ, ngành và thành phố Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06

Hà Nội đã ban hành 2 Nghị quyết của HĐND Thành phố, 1 Công điện, 4 Quyết định của UBND Thành phố, 6 Kế hoạch và hơn 120 văn bản) với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, kinh nghiệm điều hành rất quan trọng, phản ứng nhanh với chính sách, tổ chức quyết liệt chính sách “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.

Hà Nội đã kiện toàn và hợp nhất 3 Ban chỉ đạo về Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành 1 Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban, giúp giảm đầu mối, bớt TTHC.

Thứ hai, công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch, hiệu lực được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tinh thần bao trùm có tổng thể và có cụ thể, mũi nhọn, ko dàn trải.

Hà Nội đã ban hành chính sách thu phí “không đồng” để thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến (cả nước mới có 3 địa phương thực hiện là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa); hỗ trợ 100% phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho người dân khi có đề nghị cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên ứng dụng VNeID.

Thứ ba, công tác triển khai dịch vụ công trực tuyến ngày càng sâu rộng, hiệu quả.

Hà Nội là địa phương đầu tiên thực hiện phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính với hơn 600 thủ tục hành chính đến hết năm 2025.

“Rất hoan nghênh, phải ủy quyền mới rõ trách nhiệm, đi cùng đó là phân cấp phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát, kiểm tra”, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ.

Cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VneID đạt 55,67%; giúp tiết kiệm 10,7 tỷ đồng/năm cho người dân và 6,85 tỷ đồng cho cơ quan hành chính nhà nước tại Hà Nội. quan trọng nhất là thuận lợi cho người dân.

Thứ tư, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư tiếp tục được đẩy mạnh, tạo tiện ích trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến tới người dân, doanh nghiệp. Dữ liệu là rất quan trọng, hiện đang hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia, đang giao BCA xây dựng Luật dữ liệu.

Hà Nội đã xây dựng, hoàn thiện và tái sử dụng dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu tập trung; khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong giải quyết công việc.

Thứ năm, Thành phố đã triển khai phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin; đây là một giải pháp khả thi để tháo gỡ các điểm nghẽn, góp phần triển khai nhanh và hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và chuyển đổi số trên địa bàn. Đây là quan trọng nhất, khi người dân có cảm hứng, có thói quen thì sẽ ủng hộ sử dụng.

“Thay mặt Chính phủ, tôi trân trọng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án 06 thời gian qua”, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ.

Kỳ 3: không còn Kỳ 3: không còn "chặt chém" giá cả khi Hà Nội ứng dụng thu phí giữ xe không dùng tiền mặt
Kỳ 4: Người dân không còn Kỳ 4: Người dân không còn "ngại" đến bệnh viện, được hưởng nhiều tiện ích từ hồ sơ sức khỏe điện tử
Kỳ 1: tạo đột phá trong thực thi chính sách và hành lang pháp lý triển khai Đề án 06 Kỳ 1: tạo đột phá trong thực thi chính sách và hành lang pháp lý triển khai Đề án 06
Kỳ 2: cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID mang lại nhiều lợi ích Kỳ 2: cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID mang lại nhiều lợi ích
Công Thọ - Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc

Chiều 2/7/2024, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo (Han Đấc Su) nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 2/7/2024.
Phó chủ tịch Quốc hội: khai thác hiệu quả để luật Thủ đô đi vào cuộc sống

Phó chủ tịch Quốc hội: khai thác hiệu quả để luật Thủ đô đi vào cuộc sống

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh yêu cầu TP Hà Nội cần chủ động nghiên cứu, rà xoát, xây dựng kế hoạch, xác định rõ lộ trình, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan để luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực
Hà Nội sớm đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào cuộc sống

Hà Nội sớm đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào cuộc sống

Sáng 1/7, tại Kỳ họp thứ 17 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND TP Hà Nội khoá XVI, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải đã báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của UBND TP và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Hà Nội tiên phong trong cải cách hành chính, chuyển đổi số

Hà Nội tiên phong trong cải cách hành chính, chuyển đổi số

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, UBND TP sẽ sớm báo cáo Thành ủy, HĐND TP để tổ chức triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), các quy hoạch của Thủ đô kịp thời, tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, tiên phong trong cải cách hành chính, chuyển đổi số…
Tăng cường tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở TT&TT, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí TP tháng 7/2024.
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển nhanh chóng, thực chất

Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển nhanh chóng, thực chất

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-shik (U Uôn Sích).
Cho phép xây dựng công trình công cộng tại bãi sông Hồng

Cho phép xây dựng công trình công cộng tại bãi sông Hồng

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua nêu rõ, các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng các công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để đảm bảo yêu cầu không làm cản trở dòng chảy.
Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô

Kỳ cuối: tạo động lực mới cho những bước phát triển mạnh mẽ của Thủ đô

Những giải pháp sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả trong triển khai chuyển đổi số tại Hà Nội đem lại những bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội, nâng tầm giá trị văn hóa của Thủ đô, huy động trí tuệ và đóng góp của Nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho công tác chuyển đổi số của TP.
Vĩnh Phúc: TP Vĩnh Yên kinh tế, xã hội phục hồi, phát triển mạnh mẽ

Vĩnh Phúc: TP Vĩnh Yên kinh tế, xã hội phục hồi, phát triển mạnh mẽ

Tình hình kinh tế TP Vĩnh Yên 6 tháng đầu năm 2024 tăng khoảng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, đời sống cư dân cơ bản ổn định. Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) ước tính đạt 43.260,7 tỷ đồng, bằng 48,6% kế hoạch năm, bằng 107,1% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động