Kỳ cuối: Doanh nghiệp vận tải và các hãng xe công nghệ đang chờ những chính sách “gỡ khó”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgoài ưu đãi xăng dầu để hỗ trợ tài xế, hãng ứng dụng giao đồ ăn ShopeeFood vừa thông báo triển khai thêm gói bảo hiểm sức khỏe chăm sóc toàn diện cho tài xế nhằm cố gắng đảm bảo quyền lợi cho các đối tác, giúp các tài xế yên tâm hoạt động |
Nỗ lực đảm bảo quyền lợi các bên
Có thể nói việc tăng hay giảm giá cước đột ngột và mang tính hệ thống, tất yếu sẽ gây sự hoang mang, khó chịu cho cả khách hàng lẫn tài xế. Do đó, việc xây dựng chiến lược về giá phù hợp với tình hình thực tế là điều mà các hãng đều phải cân nhắc để giữ vững và phát triển thị phần của mình. Đại diện Grab cho rằng việc tăng cước nhằm giúp tài xế bù đắp một phần chi phí vận hành, khuyến khích tài xế tích cực làm việc, thêm cơ hội thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, hãng cũng có nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách.
Trong khi đó, đại diện ShopeeFood cũng cho biết Cty vừa tung ra gói ưu đãi xăng dầu dành riêng cho các shipper ShopeeFood trong bối cảnh giá cả biến động. “ShopeeFood thấu hiểu sự khó khăn của các tài xế trước tình hình biến động giá xăng dầu những ngày vừa qua. Chính vì vậy, nhằm giúp tài xế yên tâm vận hành và tích cực hoạt động phục vụ khách hàng trong giai đoạn này, chúng tối đã triển khai gói ưu đãi xăng dầu dành riêng cho tài xế ShopeeFood tại các cửa hàng PVOil”, đại diện Shopee cho hay. Gói hỗ trợ đã được công bố vào chiều 11-3 và áp dụng cho tất cả tài xế ShopeeFood đủ điều kiện trên toàn quốc đến 31-5.
Cần giải pháp lâu dài
Dù đã có sự điều chỉnh với mục đích mang lại sự hài hòa trong quyền lợi giữa các bên, thế nhưng điều mà các tài xế công nghệ lo lắng hơn cả đó là tương lai lâu dài của họ. Rõ ràng, việc tăng cước phí như thế thì lượng khách sẽ ít đi, thu nhập cũng giảm sút.
Anh Nguyễn Đắc Thực, một xe ôm công nghệ đợi đón khách ở Bến xe Giáp Bát cho biết, giá xăng tăng, tài xế xe ôm công nghệ lao đao. Tắt app mấy ngày vì càng chở khách càng “lỗ sức lao động”, bởi số tiền nhận được trừ tiền xăng thì chẳng còn bao nhiêu. Đến khi Grap có thông báo tăng giá thì mới mở ra chạy lại, nhưng khách thì cũng không nhiều.
Các DN vận tải nói chung và các hãng xe công nghệ nói riêng đang “mòn mỏi” chờ những chính sách “gỡ khó” từ Chính phủ |
Anh Thực cho biết, trước đây chỉ cần đổ khoảng 70.000 - 80.000 đồng là đầy bình xăng, giờ mỗi lần phải 90.000 - 120.000 đồng. Xăng tăng, khách ít, những người chạy xe ôm công nghệ như anh Thực chỉ còn biết trông chờ vào việc ship hàng, thế nhưng sự bất ổn vẫn là điều mà anh Thực cũng như nhiều tài xế công nghệ khác lo lắng. “Nếu bí quá, tôi vẫn phải tính đến việc chuyển nghề đi làm bảo vệ”, anh Thực chia sẻ.
Theo ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho hay, xăng dầu chiếm khoảng 40 - 50% chi phí hoạt động của lĩnh vực vận tải, do vậy việc xăng tăng giá tiếp tục gây khó khăn cho DN vận tải dù là loại hình truyền thống hay công nghệ. Giá xăng đã tăng nhiều kỳ liên tục đã mang tới một sức ép không hề nhỏ. Các DN vận tải nói chung và các hãng xe công nghệ nói riêng đang “mòn mỏi” chờ những chính sách “gỡ khó” từ Chính phủ, đặc biệt là các chính sách tín dụng.
Về phía các tài xế, nhiều người chia sẻ, họ chỉ mong mỏi dịch bệnh sớm qua đi, thị trường xăng dầu bình ổn trở lại, hoặc có những chính sách hỗ trợ từ phía hãng xe phần nào giúp cải thiện thu nhập của họ để “bám nghề” mà thôi…
Kỳ 2: Nỗ lực trong cơn bĩ cực Từ đầu tháng 3 đến nay, các hãng xe công nghệ như Grab, Bee, Baemin đã thông báo điều chỉnh tăng giá cước dịch vụ ... |
Kỳ 1: “Chắc phải bỏ nghề” Dưới tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài giới tài xế công nghệ đã phải chịu nhiều khó khăn để bám trụ với nghề. ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại