Thứ năm 09/05/2024 15:17
Muôn vàn “mánh khóe” lừa đảo tinh vi trên không gian mạng:

Kỳ 2: Tỉnh táo trước những cuộc điện thoại lạ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tội phạm giả danh cơ quan chức năng gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã và đang hành hoành tại nhiều địa phương khác nhau trong nhiều năm qua, trở thành nỗi ám ảnh cho rất nhiều người dân. Có những bị hại mất đến hàng tỷ đồng…
-	CA xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 1 tỷ đồng
CA xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 1 tỷ đồng. Ảnh: CQCA

Sập bẫy

Vào đầu tháng 1/2024, một người phụ nữ ở quận Long Biên, Hà Nội đã bị chiếm đoạt 90 triệu đồng khi nâng cấp thẻ tín dụng online. Theo đó, vào ngày 4/1, CA phường Đức Giang, quận Long Biên nhận được đơn trình báo của chị H, SN 1975, trú tại quận Long Biên, Hà Nội về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chị H cho biết, chị nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng và được tư vấn nâng hạn mức thẻ tín dụng. Sau đó, đối tượng kết bạn Zalo và gửi đường link yêu cầu chị truy cập và cung cấp thông tin Căn cước công dân, thẻ tín dụng và mật khẩu OTP. Ngay sau đó, chị H nhận được thông báo thẻ tín dụng bị trừ gần 90 triệu đồng nên đã đến CQCA trình báo.

Tương tự, vào cuối tháng 7/2023, chị V, SN 1973, trú tại quận Long Biên, Hà Nội đến CA phường Sài Đồng trình báo về việc bị một đối tượng giả danh là cán bộ chi cục thuế gọi điện trao đổi một số nội dung và gửi một đường link rồi hướng dẫn chị V truy cập để cài đặt phần mềm nộp thuế. Sau khi truy cập vào đường link để cài đặt phần mềm theo hướng dẫn của vị “cán bộ chi cục thuế”, tài khoản của chị V có hơn 400 triệu đồng đã bị mất sạch.

Trước đó, bà H, SN 1958, trú tại quận Long Biên bị mất hơn 1,3 tỷ đồng sau khi nhận cuộc gọi lạ. Theo trình bày của bà H, khi đang ở nhà thì bà nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là nhân viên của "Sở Điện lực Hà Nội" thông báo Căn cước công dân của bà H đang có người mạo danh sử dụng để lắp đồng hồ điện công nghiệp khu vực TP Hồ Chí Minh. Đối tượng này thông báo bà H đang nợ sở điện lực số tiền 38 triệu đồng.

Dù bà H có trả lời là không liên quan gì đến việc này và sẽ ra CA phường để trình báo thì các đối tượng bảo bà H không phải đi đâu rồi kết nối máy gặp “cán bộ CATP Hồ Chí Minh”. Liền sau đó, bà H nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng cán bộ ở Phòng Cảnh sát điều tra – CATP Hồ Chí Minh nói sẽ giúp bà giải quyết vấn đề này.

Đồng thời, thông báo bà H có liên quan đến đường dây mua bán ma túy và rửa tiền nên muốn phối hợp thì bà phải kê khai toàn bộ số tài sản trong gia đình. Do lo sợ nên bà H đã cung cấp cho các đối tượng thông tin sổ tiết kiệm tại ngân hàng với số tiền 1,35 tỷ đồng. Các đối tượng yêu cầu bà H phải giữ bí mật và ra ngân hàng chuyển tiền từ sổ tiết kiệm vào tài khoản của các đối tượng. Sau khi chuyển tiền, bà H mới biết mình bị lừa và đến CQCA trình báo.

-	Tấm biển tuyên truyền, cảnh giác tội phạm lừa đảo của lực lượng CA mang lại hiệu quả
Tấm biển tuyên truyền, cảnh giác tội phạm lừa đảo của lực lượng CA mang lại hiệu quả. Ảnh: CQCA

Kịp thời ngăn chặn

Mới đây, vào 10h00 ngày 15/1/2024, chị T, trú thôn Hưng Tân, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh nhận được cuộc điện thoại từ một đối tượng lạ tự xưng là cán bộ Công an huyện Cẩm Xuyên đang phối hợp cùng CATP Hà Nội thông báo chị có liên quan đến vụ án đưa người đi xuất khẩu lao động trái phép sang Campuchia. Vụ án đang được CATP Hà Nội thụ lý và yêu cầu phải giữ bí mật toàn bộ nội dung trao đổi để phục vụ công tác điều tra.

Sau đó, các đối tượng thay nhau liên tục điện thoại uy hiếp tinh thần chị T, yêu cầu chị kê khai số tiền tiết kiệm hiện có. Lo sợ, chị T đã khai trong tài khoản tiết kiệm có 700 triệu đồng, từ đây các đối tượng đã yêu cầu chị phải chuyển số tiền này đến số tài khoản do chúng cung cấp để bỏ qua sự việc liên quan đến vi phạm pháp luật nói trên.

Đến khoảng 14h30 phút cùng ngày, chị T ra ngân hàng rút tiền chuyển khoản cho các đối tượng. Trên đường đến ngân hàng, chị T nhớ lại nội dung thời gian qua Công an xã Cẩm Hưng đã tuyên truyền trên hệ thống loa và tuyên truyền trực tiếp tại nhà văn hóa thôn liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên chị đã quay về Công an xã để trình báo. Tại trụ sở làm việc, Công an xã Cẩm Hưng đã giải thích rõ thủ đoạn của các đối tượng xấu để chị T nâng cao cảnh giác, không bị lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 30/11/2023, Công an xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội đã kịp thời ngăn chặn vụ giả danh Công an lừa đảo. Theo đó, sáng cùng ngày, vợ chồng bà H, SN 1970, trú tại thôn Hoàng Long, xã Tản Lĩnh đến Phòng Giao dịch ngân hàng Agribank - Chi nhánh xã Tản Lĩnh để yêu cầu rút số tiền 1 tỷ đồng từ sổ tiết kiệm với tâm trạng mệt mỏi, hoang mang, lo lắng…

Do đã được lực lượng Công an địa phương phối hợp tuyên truyền, tập huấn nên trước tâm lý bất thường của khách hàng, nhân viên ngân hàng nhận định khả năng vợ chồng bà H đang bị tội phạm lừa đảo đe dọa, chiếm đoạt tiền nên đã báo tin cơ quan Công an.

Công an xã Tản Lĩnh đã nhanh cho có mặt sau cùng với nhân viên đã giải thích rõ cho hai vợ chồng bà H về thủ đoạn lừa đảo, cũng như phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng; đồng thời nhắc nhở vợ chồng bà H tuyệt đối không nghe, không làm theo những yêu cầu của đối tượng.

Bà H kể lại, do nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, người này tự giới thiệu là cán bộ Công an và nói rằng bà liên quan đến đường dây buôn bán ma tuý. Sau đó, người này yêu cầu bà H phải chuyển số tiền 1 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng của họ để xác minh, nếu không bà H sẽ bị bắt giam. Lo sợ, bà H cùng chồng đến Ngân hàng Agribank để giao dịch chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo.

Hãy tỉnh táo trước những cuộc điện thoại lạ

Một cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội chia sẻ, trước đây, thủ đoạn của tội phạm thường là tự xưng là nhân viên bưu điện, nhân viên công ty chuyển phát nhanh, nhân viên ngân hàng... gọi điện vào máy điện thoại cố định, điện thoại di động thông báo nợ tiền cước, nợ tiền thẻ tín dụng, nợ vay ngân hàng hoặc có bưu phẩm, quà tặng gửi ở các bưu điện, sân bay lâu ngày không đến nhận… Sau đó, chúng nối máy với “cán bộ điều tra” để hù dọa, ép bị hại phải chuyển tiền để chứng minh sự trong sạch.

Hiện nay, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo đã tinh vi hơn nhiều, giả danh, mạo danh CA, Viện kiểm sát, Thanh tra, Tòa án... chúng sẽ làm giả các lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan chức năng, gửi cho bị hại, khiến bị hại sợ hãi. Trong khi nói chuyện với bị hại qua điện thoại, bọn chúng cũng giả các tiếng động tại CQCA, thậm chí gọi bằng video, mặc cảnh phục lực lượng CA đang làm việc để khiến cho bị hại tin rằng đang nói chuyện với CA "thật". Để không bị lật tẩy, chúng luôn sử dụng chiêu bài "chuyên án bí mật", "không được tiết lộ cho ai" để phục vụ công tác điều tra…

Do vậy, CQCA liên tục khuyến cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mọi người dẫn hãy tỉnh táo trước những cuộc điện thoại lạ. Thời gian qua, CATP Hà Nội đã phối hợp với CA các quận, huyện, xã phường và cơ quan, ban, ngành tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết, cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng. Phối hợp với các ngân hàng, chi nhánh để đặt các tấm biển cảnh báo tại các chi nhánh. Việc làm này thực sự đã có tác dụng rất tốt, kịp thời ngăn chặn được nhiều vụ lừa đảo giả danh.

(Còn nữa)

Kỳ 1: Chủ hàng “mất trắng” vì biên lai chuyển khoản giả
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Vận động đối tượng trộm cắp tài sản ở Hải Phòng ra đầu thú

Vận động đối tượng trộm cắp tài sản ở Hải Phòng ra đầu thú

Ngày 9/5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) thông tin về việc tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Lĩnh để điều tra, xử lý về hành vi “Trộm cắp tài sản”.
Cụ bà 72 tuổi ở Hà Nội may mắn thoát bẫy lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Cụ bà 72 tuổi ở Hà Nội may mắn thoát bẫy lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Ngày 9/5, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an huyện Ứng Hoà vừa kịp thời ngăn chặn vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng.
Người đàn ông bị tống tiền 200 triệu đồng sau cuộc hẹn hò online

Người đàn ông bị tống tiền 200 triệu đồng sau cuộc hẹn hò online

Thời gian qua, xuất hiện thủ đoạn hẹn hò online rồi dụ dỗ nạn nhân quay clip nhạy cảm, sau đó dùng clip đó để tống tiền nạn nhân.
Hai học sinh mất mạng chỉ từ va chạm trên đường

Hai học sinh mất mạng chỉ từ va chạm trên đường

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử Nguyễn Quốc Khánh (SN 2006), Nguyễn Hải Đăng (SN 2008), Nguyễn Ngọc Thắng (SN 2007) - đều trú tại quận Long Biên, Hà Nội, về tội “Giết người”.
Sập bẫy kẻ lừa đảo vì mong muốn trúng thầu

Sập bẫy kẻ lừa đảo vì mong muốn trúng thầu

Huỳnh Minh Bắc “nổ” là người nhà của một số lãnh đạo, hứa giúp nhóm doanh nhân được tham gia và trúng thầu mua hàng phế liệu rồi lừa tiền.
Hai nữ nhân viên dùng thủ đoạn “rút ruột” hơn 1,5 tỷ đồng của công ty

Hai nữ nhân viên dùng thủ đoạn “rút ruột” hơn 1,5 tỷ đồng của công ty

Hai nữ nhân viên tại Hà Nội đã bị bắt giữ vì tội danh làm giả chứng từ để chiếm đoạt hơn 1,5 tỷ đồng của công ty nơi họ làm việc.
Truy bắt đối tượng đâm nhân viên quán karaoke tử vong

Truy bắt đối tượng đâm nhân viên quán karaoke tử vong

Sáng 6/5, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh thông tin đang phối hợp cùng Công an TP Thủ Đức tổ chức truy bắt đối tượng dùng hung khí đâm chết nhân viên của một quán karaoke trên địa bàn.
Bí mật bên trong "bao dứa" đựng đồ câu của người đàn ông U60

Bí mật bên trong "bao dứa" đựng đồ câu của người đàn ông U60

Tiến hành dừng xe, tổ công tác 141 phát hiện trong "bao dứa" đựng đồ câu có 1 khẩu súng (dạng súng săn) kèm theo ống ngắm, 24 viên đạn bằng kim loại...
Hơn 150 “quái xế” bị lực lượng 141 xử lý trong dịp nghỉ lễ

Hơn 150 “quái xế” bị lực lượng 141 xử lý trong dịp nghỉ lễ

Thông tin từ Phòng CSGT - CATP Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, qua tuần tra, kiểm soát, các tổ công tác 141 đã phát hiện, xử lý 148 phương tiện, 156 đối tượng có các hành vi nẹt, độ pô, rú ga, điều khiển xe không biển kiểm soát…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động