Khung hình phạt cho tội mua bán người dưới 16 tuổi?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐối tượng Phạm Thị Hằng, kẻ bị bắt giữ để điều tra về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi” tại cơ quan Công an. (Ảnh: CACC) |
Thủ đoạn mua bán trẻ em của“nữ quái”
CATP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị này đã bắt giữ đối tượng Phạm Thị Hằng, SN 1986, ở thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa để tiếp tục điều tra về hành vi chuyển giao, mua bán người dưới 16 tuổi. Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, CATP Thanh Hóa đã phát hiện hội nhóm “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi” có một số đối tượng có dấu hiệu hoạt động chuyển giao, mua bán người dưới 16 tuổi với thủ đoạn nhận con nuôi.
Quá trình đấu tranh làm rõ hành vi của các đối tượng trong hội nhóm này, CATP Thanh Hóa phát hiện Phạm Thị Hằng là đối tượng đã có tiền án về tội “Làm giả giấy tờ” cũng tham gia hội nhóm “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi”. Bản thân Hằng đang có giao dịch bán con gái (5 ngày tuổi) của một phụ nữ ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho một gia đình ở xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với giá 45 triệu đồng.
Chiều 11/6, CATP Thanh Hóa đã phát hiện và bắt quả tang Phạm Thị Hằng đang giao dịch và bán cháu gái 5 ngày tuổi tại một nhà nghỉ trên đường Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa. Theo kết quả điều tra ban đầu, do hoàn cảnh khó khăn nên chị N.T.M đang mang thai con gái tháng thứ 9 có lên hội nhóm trên không gian mạng “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi” để liên hệ tìm người nuôi con sau khi sinh.
Sau khi liên hệ được với tài khoản facebook “Hang pham” của Phạm Thị Hằng, chị M nói nguyện vọng của bản thân muốn tìm người nuôi con sau sinh nên Hằng đồng ý, sau đó hứa hẹn sẽ trả toàn bộ viện phí và chi phí cho M bắt xe từ Thái Nguyên vào Thanh Hóa.
Trong thời gian này, Hằng đã liên hệ và bán cháu bé cho một gia đình hiếm muộn ở huyện Như Xuân với giá 45 triệu đồng. Để tạo niềm tin cho người mua, Hằng đã làm giả giấy chứng sinh cho cháu gái. Khi giao dịch đang diễn ra thị bị CATP Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ.
Mức án nào dành cho kẻ mua bán trẻ em?
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Cty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận bảo đảm và bảo vệ các quyền trẻ em, trong đó có quyền sống, quyền được bảo vệ, chăm sóc... Pháp luật nghiêm cấm hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Người nào vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đặc biệt, Điều 151, BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội “Mua bán người dưới 16 tuổi”, trong đó người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm: chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Luật sư Thái cho biết, hành vi của đối tượng Phạm Thị Hằng là vi phạm pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe, nhân phẩm của người khác, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội nên việc Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Thanh Hóa tạm giữ đối với đối tượng này để tiếp tục điều tra về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi” là có căn cứ.
“Với kết quả xác minh của CQĐT cho thấy đối tượng này đã “mua” trẻ sơ sinh với số tiền 45.000.000 đồng, coi trẻ em như một món hàng mà không quan tâm đến mong muốn, cảm xúc và hoàn cảnh mà nạn nhân có thể phải đối mặt với hình phạt là phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Trường hợp hành vi được xác định là phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội có tổ chức thì hình phạt sẽ là 8 năm đến 15 năm tù” - luật sư Nguyễn Hồng Thái cho biết.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái cũng cho biết, hành vi làm giả con dấu, giả chữ ký như vụ việc trên đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội danh quy định tại Điều 341, BLHS năm 2015 về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Theo đó, với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, người phạm tội có thể đối diện với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm, mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù nếu tái phạm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.
Đối tượng lừa đảo chạy chế độ chiếm đoạt cả tỷ đồng: đối diện khung hình phạt cao nhất? Chuyên gia pháp lý nhận định, với thủ đoạn, tính chất và hành vi của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều ... |
Khung hình phạt nào dành cho các đối tượng? Đến nay, đã có 14 người bị CA khởi tố trong đường dây mua bán, làm giả và sử dụng giấy tờ giả nhằm chiếm ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại