Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn sẽ bị xử phạt
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNguyễn Tuấn Nam (trú tại Sóc Sơn, Hà Nội)
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Căn cứ vào Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án nhân dân có thẩm quyền, người chồng của em gái bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung của hai người là 5.000.000 đồng/tháng. Việc người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là vi phạm quy định về nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình. Hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, cụ thể như sau:
“Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, không giao giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;
d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.
...”
Như vậy, việc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án của người chồng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về hành vi “Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân”.
Áp dụng Điều 4 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, Xác định mức tiền phạt đối với hành vi không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân là 4.000.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại