Thứ sáu 29/03/2024 08:13

Không khí vui đón giao thừa trên cả nước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước thềm năm mới, mặc dù năm nay, đêm Giao thừa không có pháo hoa, song nhiều người dân Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... vẫn xuống phố...

Tại Hà Nội, mặc dù trời rét đậm nhưng từ đầu giờ chiều, nhiều gia đình đã đi dạo trên Hồ Hoàn Kiếm. Sau đó trở về đi chợ Tết chiều 30 và cùng quây quần bên mâm cơm tất niên.

Người dân đi dạo ở Hồ Hoàn Kiếm chiều 29 Tết. Ảnh: PHạm Hùng
Người dân đi dạo ở Hồ Hoàn Kiếm chiều 29 Tết. Ảnh: PHạm Hùng
Đường phố Hà Nội trong chiều 29 tháng Chạp năm Tân Sửu.
Đường phố Hà Nội trong chiều 29 tháng Chạp năm Tân Sửu.

Tới lúc hơn 20 giờ, hàng chục người vẫn đứng dưới trời rét 13 độ C bán đào trên đường Tố Hữu. Theo một số người bán đào trên phố, năm nay dịch bệnh ít người mua nên chị cố nán lại để bán thêm.

Đường phố tại Hà Nội đông đúc dần khi về tối. Ảnh: Duy Khánh
Đường phố tại Hà Nội đông đúc dần khi về tối. Ảnh: Duy Khánh

Tại khu vực trung tâm Hà Nội, đêm Giao thừa không tổ chức phố đi bộ, người dân vẫn đổ ra đường khá đông để vui chơi đón năm mới.

Các tuyến phố quanh Hồ Gươm đông người đi dạo. Ảnh: Duy Khánh
Các tuyến phố quanh Hồ Gươm đông người đi dạo. Ảnh: Duy Khánh

Các gia đình vẫn đưa con em mình dạo quanh Hồ Gươm vui chơi, chụp ảnh mặc dù năm nay Hà Nội không tổ chức các lễ chào mừng năm mới và bắn pháo hoa.


Trời về khuya, nhiệt độ xuống thấp song khu vực quanh Hồ Gươm trở nên nhộn nhịp hơn.

Nhiều em nhỏ được bố mẹ đưa đến vui chơi ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh: Giang Huy/VnExpress.net
Nhiều em nhỏ được bố mẹ đưa đến vui chơi ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh: Giang Huy/VnExpress.net

Tết năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TP Hà Nội dừng tổ chức các loại hình lễ hội, hoạt động tập trung đông người, không bắn pháo hoa đêm Giao thừa.

Người dân chụp ảnh bên cạnh linh vật Hổ được trang trí bên Hồ Gươm. Ảnh: VOV
Người dân chụp ảnh bên cạnh linh vật Hổ được trang trí bên Hồ Gươm. Ảnh: VOV

Tại TP Vinh (Nghệ An), trời không mưa, nhiệt độ 13 độ C. Hơn 21 giờ, hàng trăm người tới khu vực đường hoa xuân dài hơn 100 m gần quảng trường Hồ Chí Minh chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc bên nhau đêm giao thừa.

Một góc xã Trù Sơn (Đô Lương) đêm Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Nguyễn Đạo/Báo Nghệ An
Một góc xã Trù Sơn (Đô Lương) đêm Giao thừa Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Nguyễn Đạo/Báo Nghệ An

Tại TP Hồ Chí Minh, lúc 20 giờ 30, khu vực đường hoa Nguyễn Huệ và trước đài phun nước UBND TP Hồ Chí Minh (quận 1) đã đông người. Khách vào đường hoa bằng hai cổng ở gần UBND và phải rửa tay, xác nhận đã tiêm vaccine. Những bãi giữ xe gần đường hoa đều trong tình trạng quá tải, người dân phải chờ khoảng 15 phút để gửi xe với giá từ 30.000 đồng mỗi xe.

Người dân xếp hàng chờ gửi xe gần đường hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Quỳnh Trần/Vnexpress.net
Người dân xếp hàng chờ gửi xe gần đường hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Quỳnh Trần/Vnexpress.net

Trước thời khắc giao thừa, một số tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Xa lộ Hà Nội, Điện Biên Phủ... khá vắng xe.

Tuy nhiên tại khu vực công viên chợ hoa Gia Định, dù chợ đã đóng cửa từ 12 giờ trưa nhưng nhiều tiểu thương còn thừa hoa vẫn mang ra bán sổ. Lúc 19 giờ người mua hoa tấp nập gây nên cảnh ùn tắc ở đây.

Người dân TP Hồ Chí Minh dồn về phố đi bộ Nguyễn Huệ khi gần đến thời khắc giao thừa. Ảnh: Vietnamnet
Người dân TP Hồ Chí Minh dồn về phố đi bộ Nguyễn Huệ khi gần đến thời khắc giao thừa. Ảnh: Vietnamnet

Ở khu vực trung tâm, lượng người đổ về du xuân, tham quan khiến các địa điểm đường hoa Nguyễn Huệ, phố ông đồ ngày càng đông. Nhiều tuyến đường Lê Duẩn, Đồng Khởi, Nguyễn Du, khu vực nhà thờ Đức Bà ùn tắc nghiêm trọng.

21 giờ 50, lực lượng chức năng yêu cầu mọi người giải tán ở 2 cửa vào để đường hoa Nguyễn Huệ (TP Hồ Chí Minh) đóng cửa lúc 22 giờ. Xung quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ, hàng nghìn người dân vẫn đồ về đây vui chơi, tham quan.

Tại Đà Nẵng, điểm trang trí thu hút nhiều người dân đến vui chơi là đường hoa xuân Bạch Đằng ven sông Hàn, tổng chiều dài hơn 2 km, bắt đầu từ đoạn trước tòa nhá Pháp cổ đang được cải tạo làm Bảo tàng Đà Nẵng đến Công viên APEC.

Đường hoa Xuân Bạch Đằng ven sông Hàn, mở cửa từ ngày 30/1 (28 Tết) là điểm đến vui chơi của nhiều gia đình. Ảnh: Nguyễn Đông
Đường hoa Xuân Bạch Đằng ven sông Hàn, mở cửa từ ngày 30/1 (28 Tết) là điểm đến vui chơi của nhiều gia đình. Ảnh: Nguyễn Đông
Không khí vui đón giao thừa trên cả nước
Tiểu cảnh "nhớ rừng" thể hiện một linh vật hổ trắng ẩn khuẩn trong rừng cây. Ảnh: Nguyễn Đông

Tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, các hoạt động mua sắm Tết bắt đầu thưa thớt, các tuyến phố đã vắng người và phương tiện. Người dân Tam Kỳ tập trung về Quảng Trường 24/3 để chờ đón thời khắc Giao thừa.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 không khí đêm giao thừa tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có phần trầm lắng hơn các năm trước. Tại cụm biểu tượng linh vật năm Nhâm Dần 2022 được trưng bày tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn có nhiều bạn trẻ mặc áo dài đến vui chơi, check in. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong ngày Tết, Ngành Y tế Bình Định khuyến cáo người dân du xuân cần thực hiện tốt thông điệp 5K.

Thời tiết ở TP Huế trong đêm Giao thừa hơi se lạnh. Công viên hoa bên dòng sông Hương, đoạn trước mặt trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, là địa điểm được nhiều người dân tìm đến vui chơi. Điểm nhấn của công viên hoa này là linh vật gia đình hổ với 3 con hổ làm từ xốp và thạch cao, cạnh đó là đài nước đa màu sắc.

Đêm Giao thừa năm nay, TP Đà Lạt lần đầu tiên đưa nhạc nước vào phục vụ người dân và du khách trong thời khắc chào đón năm mới.

Hệ thống nhạc nước được thiết kế dưới dạng phao nổi (tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng do một doanh nghiệp tư nhân vận hành). Phao nổi được thi công bằng chất liệu nhựa chuyên dụng nâng đỡ hệ thống bệ sắt vuông có diện tích 25 m x 25 m. Hệ thống dàn phun nước bao gồm tầm thấp và tầm cao có kết cấu hình tròn, đường kính lớn nhất 18 m, đường kính nhỏ nhất 15 m. Mức phun nước tầm cao khi biểu diễn đạt đến chiều cao tối đa 15 m.

Theo UBND TP Đà Lạt, hệ thống nhạc nước được bố trí ngay tại một góc bên bến du thuyền ở thắng cảnh hồ Xuân Hương. Nhạc nước sẽ kết hợp với phong cảnh, các tiểu công viên hoa, âm nhạc, đèn chiếu sáng quanh hồ với nhiều hiệu ứng nhạc nước đa dạng, đẹp mắt sẽ tạo nên một điểm nhấn mới cho du lịch địa phương.

Chương trình sẽ diễn ra trong vòng một giờ, từ 0h đến 1h mùng 1 Tết Nhâm Dần.

Bất chấp dịch Covid-19 còn phức tạp, lượng người đổ về trung tâm TP Cần Thơ đêm Giao thừa 29 Âm lịch (31-1-2022) vẫn rất đông. Theo ghi nhận, trước thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới phần lớn người dân đến các địa điểm như Vườn hoa xuân ở Công viên Sông Hậu, Bến Ninh Kiều, chợ đêm... để vui chơi Tết và đón giao thừa.

Người dân ở Cần Thơ đổ ra đường đón Giao thừa.
Người dân ở Cần Thơ đổ ra đường đón Giao thừa.

Tại khu vực “Vườn hoa Cần Thơ Xuân Nhâm Dần 2022”, các bãi xe kín hết chỗ. Hàng chục công an, dân quân tự vệ chia lực lượng rải khắp phố đi bộ đảm bảo an ninh. Hệ thống loa tại đây liên tục nhắc nhở người dân tuân thủ 5K.

Người dân TP Cần Thơ tập trung chụp hình tại ''Vườn Cần Thơ hoa xuân”.
Người dân TP Cần Thơ tập trung chụp hình tại ''Vườn Cần Thơ hoa xuân”.

Năm nay Cần Thơ không tổ chức bắn pháo hoa nên người dân chủ yếu tập trung các quán ăn vặt, quán cà phê để chờ đón giao thừa.

Tại TP Vũng Tàu, đông người đổ về công viên trên đường Quang Trung chụp ảnh với mô hình hổ bên bờ biển Bãi Trước trong tiết trời mát mẻ, gió nhẹ.

Người dân đến vui chơi ở công viên trên đường Quang Trung, nơi đặt mô hình gia đình hổ. Ảnh: Đăng Khoa/VnExpress.net
Người dân đến vui chơi ở công viên trên đường Quang Trung, nơi đặt mô hình gia đình hổ. Ảnh: Đăng Khoa/VnExpress.net

Tiết trời tại Hải Phòng khoảng 14 độ C, không mưa. Từ 19 giờ, nhiều người dân đổ về khu vực quảng trường Nhà hát lớn thành phố vui chơi, chờ đón giao thừa.

Không khí vui đón giao thừa trên cả nước

Người dân đổ về khu vực quảng trường Nhà hát lớn thành phố vui chơi, chờ đón giao thừa. Ảnh: Giang Chinh

Từ chiều 31-1 (29 Tết), phố chợ hoa Lê Hồng Phong đã được công nhân dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan đô thị trong những ngày Tết.

Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, năm nay thành phố Hải Phòng không tổ chức bắn pháo hoa và cắt giảm các chương trình văn nghệ.

Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tỉnh Quảng Ninh không tổ chức bắn pháo hoa, dừng các hoạt động lễ hội để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên phần lớn người dân chọn đón năm mới tại nhà, bên gia đình. Phần lớn hàng quán đều đã đóng cửa, chỉ còn lác đác những người bán mía lộc, đồ trang trí chịu rét để phục vụ người đi chơi giao thừa.

Tại Hội An (Quảng Nam), không khí se lạnh rất thích hợp du xuân, dạo phố cổ. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, năm nay thành phố không tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa, mà thay vào đó là chương trình "xuân yêu thương, Hội An tri ân tuyến đầu chống dịch" (đêm 28 Tết).

Du khách thích thú trải nghiệm chèo thuyền trên sông Hoài (Ảnh: Ngô Linh/Dân Trí)
Du khách thích thú trải nghiệm chèo thuyền trên sông Hoài (Ảnh: Ngô Linh/Dân Trí)

Các hoạt động đêm phố cổ, phố đi bộ đều tạm dừng để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Tuy nhiên, đêm giao thừa rất đông du khách đổ về phố cổ vui chơi, trải nghiệm chèo đò sông Hoài, chụp ảnh lưu niệm cùng những dãy đèn lồng lung linh rực rỡ, hay dạo chợ đêm mua sắm, ăn uống.

Du khách đa phần là các bạn trẻ đến từ các địa phương trong tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. "

Quảng trường Tây Bắc tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La vốn là nơi tổ chức các chương trình văn nghệ Mừng Đảng, mừng xuân và là địa điểm người dân tập trung đón xem pháo hoa và chờ khoảnh khắc chuyển giao năm cũ - năm mới. Năm nay, do không có các hoạt động văn hoá văn nghệ cùng với yếu tố thời tiết lúc này chỉ khoảng 11 - 12 độ, gió lạnh và buốt, nên không khí tại Quảng trường trầm lắng hơn nhiều so với mọi năm. Một số gia đình, nhóm bạn vẫn chọn tới đây để đi dạo, chụp ảnh, tuy nhiên không nán lại lâu.

Tại các tuyến đường lưu lượng phương tiện lưu thông cũng không nhiều. Các hàng quán còn mở cửa chủ yếu là trà chanh, trà đá vỉa hè, hàng rong,… Tất cả đang chờ đón những vị khách cuối cùng trước thềm năm mới. Tại các điểm tập kết rác thải trên địa bàn thành phố Sơn La, công nhân môi trường đang nỗ lực xử lý lượng rác rất lớn trong ngày cuối cùng của năm, để sớm được về đón giao thừa với gia đình.

Tại tỉnh Bắc Ninh thông tin, năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là vào các ngày của tháng cuối năm xuất hiện nhiều ca mắc mới, tỉnh Bắc Ninh không tổ chức bắn pháo hoa cũng như các sự kiện văn hóa nghệ thuật chào mừng năm mới trong đêm Giao thừa.

Hiện tại, thời tiết tại địa bàn khá lạnh, người dân cũng hạn chế ra đường, có một vài nhóm nhỏ đến vui chơi, chụp ảnh kỷ niệm tại các khu vực trung tâm của tỉnh.

Tại chốt tà ly âm ở khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã chuẩn bị sẵn cành đào phai, quất tiểu cảnh, bố trí bàn đặt bánh chưng, hoa quả, nước khoáng tại một góc nhỏ của lán trại rộng khoảng 15 m2 để đón giao thừa.

Nhóm PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động