Thứ bảy 20/04/2024 08:10
Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam

Không đưa phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia lao động, dạy nghề ngoài trại giam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 3/6, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Không đưa phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia lao động sản xuất, dạy nghề ngoài trại giam
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo

UBTP cho rằng, việc ban hành Nghị quyết này ngoài việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, tạo điều kiện để phạm nhân được lao động, hướng nghiệp, học nghề phù hợp, tăng khả năng thích ứng khi tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế nguy cơ tái phạm tội. Đồng thời, tạo cơ chế thu hút, huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác thi hành án hình sự theo định hướng cải cách tư pháp.

Ngoài ra, mô hình này còn góp phần bảo đảm sử dụng đúng mục đích đất quốc phòng - an ninh, hạn chế việc phải bổ sung đất đai cho các trại giam để tập trung quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả thí điểm sẽ tạo cơ sở thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự.

Góp ý vào dự thảo nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương có ý kiến: Việc tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mục đích của hình phạt tù mà Bộ luật Hình sự Việt Nam hướng đến không chỉ là trừng trị người phạm tội, mà còn có mục đích giáo dục họ, ngăn ngừa việc họ tiếp tục phạm tội. Việc thi hành án hình sự của người chấp hành án được thực hiện tốt hay không, không chỉ dừng thời gian phạm nhân bị giam giữ có ý thức, thái độ chấp hành như thế nào, mà còn ở việc sau khi được ra tù họ tái hòa nhập cộng đồng ra sao, có tiếp tục phạm tội hay không? Với số lượng phạm nhân đang trong độ tuổi lao động chiếm đa số, việc dạy nghề và tổ chức lao động cho phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù là vô cùng quan trọng.

Không đưa phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia lao động, dạy nghề ngoài trại giam
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương phát biểu tại phiên thảo luận

Góp ý về các nội dung cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng thời gian thực hiện thí điểm 5 năm là hợp lý, bởi để đánh giá được hiệu quả của một mô hình tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam cần một thời gian đủ dài mới có thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện. Việc đánh giá không chỉ đánh giá hiệu quả của mô hình trong các hoạt động tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân, mà còn phải đánh giá hiệu quả sau khi phạm nhân ra tù, những nghề phạm nhân đã được học có thực sự phát huy tác dụng, giúp họ có thêm điều kiện tốt để tái hòa nhập cộng đồng và trở thành nghề giúp họ mưu sinh, tránh được con đường lầm lỗi đã qua hay không.

Đại biểu cũng nêu quan điểm, việc tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là điều rất khó khăn và phức tạp, liên quan đến quá trình quản lý phạm nhân, đến tác động tới cuộc sống của cộng đồng dân cư nơi có mô hình này. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc việc giao thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cho Bộ Công an, chứ không phải cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt. Bởi đây là mô hình tổ chức thí điểm với tính chất khá khó khăn, phức tạp, cần có sự rà soát thực sự kỹ lưỡng và cẩn trọng các điều kiện thực hiện, tránh những sơ suất quá thể mang lại những hậu quả nguy hiểm.

Góp ý vào dự thảo Nghị quyết, đại biểu Huỳnh Thanh Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh cho rằng: Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với phạm nhân trong việc cải tạo, giáo dục và chuẩn bị trước một bước giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, giảm áp lực của Nhà nước trong công tác quản lý giáo dục, chấp hành án phạt tù.

Không đưa phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia lao động, dạy nghề ngoài trại giam
Đại biểu Huỳnh Thanh Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh đóng góp ý kiến

Đại biểu nêu quan điểm, hoạt động tổ chức cho phạm nhân học nghề, thực hành nghề lao động ngoài trại giam từ trước đến nay chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, nhưng trên thực tế có việc tổ chức, doanh nghiệp trong nước ký kết với trại giam trên toàn quốc để tổ chức thực hành dạy nghề và tổ chức cho phạm nhân lao động nhưng không đưa ra ngoài, chủ yếu trong phạm vi của trại giam. Tuy nhiên, trong những năm qua thực hiện việc hướng nghiệp, dạy nghề lao động cho phạm nhân gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là thực hiện trong trại giam, nhưng, cơ sở vật chất hạn chế, ngành nghề đào tạo không phong phú và chưa được đầu tư thỏa đáng.

Theo quan điểm của đại biểu Huỳnh Thanh Phương, những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như công tác phối hợp giữa địa phương, doanh nghiệp và trại giam trong hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người chấp hành án phạt tù chưa được quan tâm đúng mức. Thụ hưởng các thiết chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tại các trại giam trú đóng trên địa bàn tỉnh, thành còn nhiều bất cập. Địa phương chưa dành nhiều nguồn lực và thời gian thực hiện các hoạt động này nhằm hỗ trợ tốt nhất cho phạm nhân….

Bên cạnh đó, cần quy định chặt chẽ tiêu chí lựa chọn các trại giam được thí điểm để đảm bảo yêu cầu về an ninh, an toàn giam giữ, quản lý phạm nhân, tạo điều kiện cho phạm nhân có cơ hội cải tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Đại biểu nhấn mạnh, việc thực hiện thí điểm nhưng cũng phải tính toán trước những phát sinh có thể xảy ra trong thực tiễn, tránh hiện tượng tiêu cực trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đưa ra ý kiến thảo luận tại hội trường, đại biểu Lò Thị Luyến, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cho biết, tại địa bàn tỉnh Điện Biên có một đơn vị trại giam thuộc Bộ Công an, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã tiến hành khảo sát tại đơn vị để có thêm những thông tin phục vụ cho việc tham gia ý kiến về nội dung này.

Không đưa phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia lao động, dạy nghề ngoài trại giam
Đại biểu Lò Thị Luyến, Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu quan tâm đến phạm nhân là phụ nữ

Về quy định nhóm phạm nhân thuộc diện đưa ra lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam, đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo. Đại biểu đề nghị quy định thêm quy trình lựa chọn đối với phạm nhân là phụ nữ, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, đang mang thai ra lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam, theo đó, quy trình lựa chọn theo hướng mở, nếu đủ điều kiện và tự nguyện thì được tham gia học nghề, lao động, nhưng nếu chưa sẵn sàng thì không phải tham gia, nhằm tạo điều kiện cho họ có sự lựa chọn trên tinh thần tự nguyện, tạo điều kiện chăm sóc con, chăm sóc sức khỏe khi đang mang thai.

Theo đại biểu, quy định như vậy thể hiện tính nhân văn, tôn trọng quyền con người, là sự cụ thể hóa tiếp theo trong tổ chức thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước ta được quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự đối với người thi hành án phạt tù là phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung các vị đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, các đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc phân loại đối tượng ra khu lao động ngoài trại giam, thời gian thí điểm thực hiện nghị quyết, phần thù lao được hưởng qua kết quả lao động khu vực ngoài trại giam của phạm nhân, những hàng hóa để đảm bảo được các quy định quốc tế cũng như Việt Nam với những sản phẩm mà lao động này sản xuất ra, những căn cứ pháp lý, cơ sở pháp lý để ban hành Nghị quyết, tiêu chí, số lượng các trại giam được đưa vào để thực hiện theo Nghị quyết, thời gian thực hiện Nghị quyết, những quy định ưu đãi của các doanh nghiệp, cá nhân khi đầu tư tham gia vào việc tạo môi trường người lao động là những người đang thi hành án phạt tù…

Không đưa phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia lao động, dạy nghề ngoài trại giam
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung các ĐBQH quan tâm

Về vấn đề cụ thể liên quan tới các ngành nghề, tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, để phù hợp với trình độ của phạm nhân, ngành nghề được tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân được lựa chọn các ngành nghề phổ thông có tính tương đồng với mặt bằng chung của xã hội, ưu tiên các ngành nghề sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước. Các ngành nghề tổ chức lao động hướng nghiệp, dạy nghề không thuộc danh mục các ngành, nghề có mức độ lao động độc hại, nguy hiểm theo Quy định tại Thông tư số 11 ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Về quy định các đối tượng không được đưa ra sử dụng lao động sản xuất, dạy nghề ngoài trại giam như Nghị quyết, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, về tội danh cụ thể phạm nhân, lý do đưa ra phạm nhân về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Trên thực tế thì hiện nay chưa có những phạm nhân phạm tội này thực hiện thi hành án trong trại giam Việt Nam. Tuy nhiên, trong dự kiến có những phạm nhân chấp hành án về điều này thì đều có những yếu tố quốc tế cho nên xem xét về tính chất, mức độ nguy hiểm, nhạy cảm cũng tội phạm trên nên đề xuất không đưa lao động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.

Về các điều kiện khác như có từ 2 tiền án trở lên, tội phạm nguy hiểm, người tổ chức trong đồng phạm, đây là những phạm nhân có thân nhân xấu, tính chất, mức độ tội phạm nguy hiểm cần phải quản lý, giam giữ nghiêm ngặt, chặt chẽ trong trại giạm. Trên cơ sở những quy định của pháp luật khác, cơ quan soạn thảo lựa chọn để đưa ra những vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ Công an cũng cho biết, việc cấp giấy chứng chỉ nghề trong thời gian phạm nhân đang tham gia lao động, học tập, học nghề đã có quy định cụ thể trong Luật Thi hành án hình sự. Những người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh, thiếu niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 5 năm tù với chuẩn bị chấp hành án phạt tù sẽ được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề.

Theo đó, mỗi phạm nhân chỉ được học một nghề. Đối với những người đi lao động tại các trung tâm lao động ngoài trại giam cũng sắp xếp 6 tháng trước khi hết hạn chấp hành án phạt tù, căn cứ vào yêu cầu lứa tuổi phạm nhân tham gia lao động học nghề ngoài trại giam sẽ được xem xét đưa trở lại trại giam để đào tạo trình độ nghề sơ cấp, tuân thủ các yêu cầu đào tạo, khi hoàn thành sẽ được cấp chứng chỉ dạy nghề theo quy định chung.

Ngoài ra, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn Quốc hội, cơ quan có liên quan khác để hoàn thiện thể tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết, trình Quốc hội thông qua.

Quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn
Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc ca
Bộ GD&ĐT chỉ đạo các NXB thực hiện nghiêm các biện pháp để sách giáo khoa có thể dùng lại nhiều lần
Thu thuế bất động sản: Kê khai ban đầu 500 triệu, kê khai lại lên đến 10 tỷ
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Ngày 16/4, ngay sau khi kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Tối 10/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn về đến Hà Nội, hoàn thành các nội dung của chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Hải Phòng: huyện An Lão có tân Bí thư Huyện uỷ

Hải Phòng: huyện An Lão có tân Bí thư Huyện uỷ

Chiều 19/4, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về công tác cán bộ huyện An Lão.
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động