Không để nguy cơ đứt gãy cho ngành thủy sản
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênXuất khẩu trong tháng 9 có nguy cơ tiếp tục giảm.
Kết quả khảo sát của VASEP cho thấy, từ giữa tháng 7 tới nay, công suất sản xuất trung bình của các DN giảm chỉ còn từ 40 - 50% so với trước đây và cũng chỉ huy động được từ 40 - 50% người lao động tham gia sản xuất, chi phí đầu vào, chi phí vận tải… đều tăng. Điều này sẽ khiến cho các DN gặp không ít khó khăn trong thời gian tới.
Hơn nữa, thời gian thực hiện giãn cách dài ngày, thiếu nguyên liệu sản xuất, thủ tục xuất nhập khẩu bị chậm trễ ách tắc, khiến nhiều DN không đảm bảo tiến độ giao hàng và bị mất đơn hàng, khách hàng.
"Diễn biến dịch bệnh vẫn còn đang căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, việc triển khai tiêm vaccine tại các khu chế xuất, khu công nghiệp vẫn còn hạn chế và không đồng đều. Chính vì thế, xuất khẩu thủy sản tháng 9 này sẽ vẫn ảm đạm", VASEP nhận định.
Tăng cường chia sẻ thông tin thị trường, khó khăn vướng mắc với các cơ quan chuyên môn để cùng nhau tháo gỡ, giúp cho sản xuất ổn định và phát triển. |
Đến thời điểm này, một số tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… là những tỉnh trọng điểm về sản xuất và xuất khẩu tôm, tình hình kiểm soát dịch linh hoạt nên tình hình sản xuất sẽ hồi phục sớm hơn. Vì vậy mặt hàng tôm được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế mức sụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, các tỉnh Bắc sông Hậu, hoạt đông sản xuất và chế biến cá tra lại vẫn đang gặp khó với sản xuất "3 tại chỗ". Tình hình xuất khẩu cá tra sẽ khó cải thiện trong thời gian tới vì một số nhà máy phải đóng cửa.
Thực trạng đó, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp tục giảm ít nhất 20%.
Các giải pháp được đưa ra
Các giải pháp tháo gỡ khó khăn đã được đưa ra khi mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương, các DN, các hiệp hội ngành hàng.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản, tránh nguy cơ đứt gãy, ông Trần Đình Luân Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm rà soát và có chính sách hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhất là người dân trực tiếp sản xuất.
Ưu tiên bổ sung tiêm vắc-xin đầy đủ cho lao động tham gia trong chuỗi và có cơ chế phù hợp để cho sản xuất trở lại trong điều kiện bình thường mới. Cung cấp thêm tín dụng với mức lãi suất hợp lý để cho người dân và DN tái đầu tư phục hồi sản xuất...
Để tháo gỡ ngay những khó khăn mà ngành thủy sản đang gặp phải, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, đã có những chỉ đạo và các giải pháp kiến nghị trong thời gian tới đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương, cụ thể:
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành liên quan và các địa phương quan tâm rà soát và có chính sách hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi sản xuất nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhất là người dân trực tiếp sản xuất (về thuế, điện, vốn…).
Ưu tiên bổ sung tiêm vác-xin đầy đủ cho lao động tham gia trong chuỗi và có cơ chế phù hợp để cho sản xuất trở lại trong điều kiện bình thường mới; hỗ trợ giảm giá điện cho hoạt động sản xuất thủy sản, nuôi trồng thủy sản.
Tiếp tục giám sát thực hiện các chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc vận chuyển sản phẩm thủy sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất thủy sản.
Khoanh nợ, giãn nợ đối với các khoản vay tín dụng cho DN và người dân tham gia hoạt động trong chuỗi thủy sản bị ảnh hưởng bởi dịch. Cung cấp thêm tín dụng với mức lãi suất hợp lý để cho người dân và DN tái đầu tư phục hồi sản xuất.
Xem xét có chính sách hỗ trợ kinh phí đối với hoạt động của cảng cá để duy trì hoạt động, phục vụ ngư dân, không làm đứt gẫy chuỗi sản xuất khai thác thuỷ sản và thực hiện các khuyến nghị của EC.
Tăng cường tổ chức thu mua, tích trữ các sản phẩm thủy sản để tránh giảm giá sâu ảnh hưởng đến tâm lý tái sản xuất của người dân…
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, lũy kế đến hết tháng 8 - 2021, tổng sản lượng thủy sản ước đạt gần 5,7 triệu tấn (tăng 1,4% so với cùng kỳ 2020; bằng 66,2% kế hoạch 2021), trong đó sản lượng khai thác trên 2,7 triệu tấn (tăng 0,8%), sản lượng nuôi trồng thủy sản gần 3,0 triệu tấn (tăng 1,8%). Tuy nhiên, sản lượng tháng 8 ước đạt 801,4 nghìn tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ và là tháng giảm đầu tiên trong năm 2021. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại