Thứ bảy 18/05/2024 12:28

Gia hạn Thông tư 02 giúp cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong bối cảnh nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi, doanh nghiệp còn khó khăn, Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.
Gia hạn Thông tư 02 giúp cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
Việc gia hạn Thông tư 02 được kỳ vọng sẽ tạo thêm điều kiện cho DN phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh minh họa.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 (Thông tư 02) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Thực tế cho thấy, kể từ khi Thông tư 02 được ban hành đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) được gia hạn nợ, giãn nợ mà không bị chuyển nhóm nợ và vẫn tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi để vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

Như vậy, thay vì Thông tư 02 kết thúc vào 30/6/2024 như dự kiến, những khoản nợ của DN, người đi vay có thể được tiếp tục kéo giãn đến hết năm nay. Việc gia hạn Thông tư 02 được kỳ vọng sẽ tạo thêm điều kiện cho DN phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Số liệu từ NHNN cho thấy, đến hết năm 2023, đã có gần 188.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu hơn 183.000 tỷ đồng.

Khi được giãn, hoãn nợ, không chỉ giúp DN giảm bớt áp lực tài chính, mà còn giúp tăng cơ hội tiếp cận vốn. Bởi nếu bị chuyển sang nhóm nợ xấu, DN sẽ khó có thể vay thêm vốn cho sản xuất kinh doanh.

Nói về sự cần thiết gia hạn Thông tư 02, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho rằng, việc cơ cấu, giãn hoãn nợ được đánh giá là rất hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho DN trong thời gian vừa qua. Do đó, các DN kiến nghị ngân hàng gia hạn thêm, thay vì kết thúc là 30/06/2024.

Còn tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia nêu quan điểm: "Hiện nợ xấu đã ở mức khá cao và có khả năng tiếp tục tăng trong năm sau. Hơn nữa, kinh tế còn nhiều khó khăn, do đó các giải pháp hỗ trợ để DN phục hồi là rất cần thiết, trong đó, việc tiếp tục cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là giải pháp quan trọng đối với DN”.

Phó Thống đốc NHNN, Đào Minh Tú nhấn mạnh, với việc tạo điều kiện kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng, Thông tư 02 sẽ giúp giảm áp lực trả nợ cho khách hàng, góp phần trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN, tạo điều kiện cho người dân, DN tiếp tục quay vòng nguồn vốn và tiếp cận vốn vay mới để phục vụ sản xuất – kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng, qua đó góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024: mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số
Đề xuất quy định việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ
Quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam được quy định như thế nào?
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động