Thứ sáu 26/04/2024 02:32

Không “đánh trống bỏ dùi'”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong những ngày này, việc cơ quan chức năng đẩy mạnh xử phạt các vi phạm Nghị định 100/2019/NĐ-CP về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông được dư luận rất quan tâm. Lý do là các vụ tai nạn do lái xe uống rượu, bia có dấu hiệu gia tăng và “uy lực” của Nghị định 100 dường như không còn mạnh như khi mới được ban hành.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thống kê, năm 2020 trên cả nước đã xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, giảm sâu về cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương). Đây là năm đầu tiên trong thời gian dài số người bị chết vì tai nạn giao thông ở Việt Nam giảm xuống dưới 7.000 ca.

Trong năm 2021, với chủ đề trọng tâm của Tháng An toàn giao thông (tháng 9) là “Phòng, chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông”, CA Hà Nội đã tuyên truyền mạnh mẽ để mọi người không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Theo Phòng Cảnh sát giao thông (CA TP Hà Nội), kết quả này do Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã có tác động sâu sắc tới thói quen và đi vào đời sống người dân.

Tuy nhiên, tác dụng răn đe của Nghị định 100/2019/NĐ-CP dường như đã suy giảm sau hơn 2 năm 6 tháng được ban hành. Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, số vụ tai nạn giao thông trong những tháng đầu năm 2022 có xu hướng giảm, nhưng sang tới quý II các vụ tai nạn nghiêm trọng gia tăng, trong đó có không ít vụ tai nạn liên quan đến nồng độ cồn.

Theo các chuyên gia, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, vận động, để tăng cường hiệu quả của pháp luật thì cần điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành chứ không chỉ đơn thuần vận động theo tinh thần trách nhiệm công dân chung chung.

Theo đó, phải xác định trách nhiệm pháp lý cụ thể của chủ quán và nếu họ không chấp hành thì sẽ chịu chế tài xử phạt nghiêm minh. Đối với người lái xe vi phạm nồng độ cồn, nhiều luật sư cho rằng phải có các biện pháp cứng rắn hơn như tăng nặng mức xử phạt, tước vĩnh viễn bằng lái xe... mới đủ sức răn đe.

Đồng thời, cũng cần bổ sung các quy định góp phần làm giảm việc cung cấp các đồ uống có cồn như tăng thuế sản phẩm, tăng thuế đối với các cửa hàng kinh doanh đồ uống, quy định ngày, giờ sử dụng... Thậm chí, còn phải sửa đổi luật hình sự để phạt tù những trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn - không đợi gây ra tai nạn chết người mới phạt tù mà có thể phạt tù khi bị phát hiện có nồng độ cồn cao trong hơi thở...

Ngoài ra, để Nghị định 100/2019/NĐ-CP thực sự có tác dụng răn đe là cơ quan chức năng phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các lái xe vi phạm nồng độ cồn chứ không chỉ làm theo chiến dịch, “đánh trống bỏ dùi” khiến cho ý thức chấp hành của người dân bị sao nhãng dẫn tới nhờn luật.

Xử lý nghiêm xe chở khách không đăng ký kinh doanh tại Hà Nội
Giảm thủ tục đăng kiểm nhiều phương tiện giao thông
Phê duyệt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động