Không có cuộc chiến phim Tết, thị trường điện ảnh Việt sẽ thay đổi thế nào trong thời gian còn lại của năm 2021?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhải cân nhắc lại lịch chiếu
Có ý kiến nêu ra rằng: Năm 2021 mở đầu với mùa phim Tết trống rỗng: Không phim Việt mới, không quả bom phòng vé. Do Covid-19, mùa chiếu quan trọng nhất trong năm của điện ảnh Việt đã bị bỏ lỡ. Liệu có "hiệu ứng domino" gây khủng hoảng cho thị trường vốn đã "trọng thương"?
Thực ra mà nói, kịch bản này đã từng xảy ra năm 2020, khi các rạp bị hoãn chiếu trong nhiều tháng liên tục vì giãn cách xã hội, và sau đó là tâm lý khán giả thị trường phòng vé chưa thể “hồi phục” ngay. Chúng ta đã có đến hơn ½ năm gần như đóng băng thị trường điện ảnh. Nhưng các nhà sản xuất trong nước vẫn nỗ lực để có phim nội ra rạp trong tình hình bình thường mới.
Và năm 2020, có những cú hích doanh thu rất đáng bàn từ: “Tiệc trăng máu” và “Chị mười ba”. Công bằng mà nói “Chị mười ba” chưa thật xuất sắc nhưng đã được xây dựng thương hiệu từ cặp đôi Thu Trang – Tiến Luật. Còn “Tiệc trăng máu" dù là phim chuyển thể nhưng được đánh giá rất tốt về chất lượng. Như vậy, doanh thu hơn 100 tỷ mà hai phim này có được trước tiên là phụ thuộc vào chất lượng của phim ấy, sau đó là thời điểm ra rạp hợp lý (khi thị trường dần hồi phục, ít có sự cạnh tranh).
|
Điều đó đồng nghĩa với việc: “Bố già, Lật mặt V, Trạng Tí” hay “Gái già lắm chiêu V” sẽ phải tính toán lại lịch chiếu nếu quay trở lại rạp khi điều kiện cho phép. Bởi sau Tết, còn rất nhiều phim đang xếp hàng chờ như “Thanh Sói” (cũng của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân), “Thiên thần hộ mệnh” (được tạo dựng bởi Victor Vũ). Chưa kể, nếu thị trường quốc tế phục hồi, một loạt bom tấn thế giới sẽ ra rạp hè năm nay bao gồm: “Transformer, Fast and Furious”, các phim siêu anh hùng đã hoàn thiện…
Vì thế nếu không tính toán lịch chiếu, phim Việt sẽ gặp cạnh tranh với bom tấn nước ngoài, hoặc sẽ phải cạnh tranh với nhau. Dù như đạo diễn Lý Hải từng tâm sự rằng: Anh không nghĩ là sẽ cạnh tranh với các ê – kíp phim khác, mà tất cả cùng phải đương đầu với một mối lo chung là Covid-19. Nhưng nếu thời điểm cùng có nhiều phim ra rạp, việc các phim phải cạnh tranh với nhau là khó tránh được. Chỉ khi nào, tâm lý khán giả và chất lượng các phim cùng tốt, mới có hi vọng khán giả bỏ tiền ra xem nhiều hơn một phim trong cùng một khoảng thời gian công chiếu.
Covid-19 thực sự giúp thanh lọc phim rác?
Trong chương trình Vietnam Cinema, diễn viên Trấn Thành nhận định: "Tôi ngậm đắng nuốt cay để nói điều này: Covid-19 dạy mình bằng cách táng cho mình tỉnh. Nó táng mình trọng thương nhưng rồi phải tỉnh. Khi Covid-19 đến, nó cân bằng lại thị trường ở chỗ thanh lọc những phim kém chất lượng. Chúng phải được nhìn nhận đúng với bản chất của chúng".
Theo nhà làm phim “Bố già”, trước đây thị trường đông nên phim hay nhiều mà phim dở cũng nhiều. Khi đó, nhóm khán giả "chọn đại" vẫn đông đảo nên phim dở vẫn có thể thành công.
|
Điều này cơ bản đúng. Bởi nhìn vào thực tế hoãn chiếu nhiều lần, khán giả đều biết rằng, nhiều nhà sản xuất muốn phim trụ vững đến giờ ra rạp về cơ bản là phải có lực về kinh tế. Và có lực về kinh tế phần nào thể hiện ở việc họ có nguồn để đầu tư cho một bộ phim tốt.
Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân nói trong một buổi họp báo phim “Trạng Tí”, phim ảnh khó có thể tốt nếu đầu tư dưới mức kinh phí 20 tỉ đồng. Nhận định này hợp lý với dòng phim thương mại. Bởi không bỏ tiền đầu tư từ kịch bản đến sản xuất, rất khó có phim chất lượng. (Xin lưu ý là cũng có những phim kinh phí thấp được đánh giá tốt nhưng ít ỏi, và đến từ những nhà sản xuất phim độc lập).
|
Sau dịch bệnh, khán giả tất nhiên thèm cảm giác xem phim rạp chiếu, nhưng họ cũng không bỏ tiền tùy tiện cho một sản phẩm kém chất lượng. Điện ảnh Việt 5 năm gần đây đã rất khác, các đơn vị sản xuất, phát hành đều bắt tay để đảm bảo cho một bộ phim tốt ra rạp. Phim có doanh thu mới tính đến các dự án tiếp. Vì thế, khi Covid- 19 làm khán giả e dè đến rạp hơn, làm các nền tảng online phục vụ xem tại nhà phát triển thì điều quan trọng nhất để kéo khán giả đến rạp chính là chất lượng phim.
Nhà sản xuất, đạo diễn Charlie Nguyễn từng bày tỏ rằng phim của anh và Đức Thịnh hợp tác trong năm 2020 “Người cần quên phải nhớ” không phải là phim tệ, nhưng doanh thu ra rạp thất bại về cơ bản là do phim chưa chạm đến cảm xúc của khán giả. Cái cốt lõi nhất vẫn là chất lượng phim. Như vậy, ngay cả phim không tệ, cũng rất có thể sẽ “thua” khi ra rạp. Vậy thì phim rác chắc hẳn sẽ không còn cơ hội để xuất hiện tại rạp nữa? Điều này rất có thể sẽ diễn ra trong năm 2021 và một vài năm tới.
Điện ảnh Việt: Sự hào nhoáng của số ít trăm tỷ đã át đi số nhiều phim thảm bại Đầu năm 2021,có quá nhiều cái tên phim “ngã ngựa” dù có sự tham gia của nhiều ê-kíp tên tuổi và chuyên nghiệp. Câu hỏi ... |
Cú ngã ngựa của phim ít tên tuổi và nghịch lý doanh thu Điện ảnh Việt đầu năm 2021 chứng kiến những doanh thu phim nội được đánh giá là “chất lượng” lại tương đối ảm đạm, trong ... |
Điện ảnh Việt năm 2020: Vài điểm sáng trong một năm nhiều khoảng lặng! Năm 2020, khi nền công nghiệp điện ảnh thế giới bị ảnh hưởng hết sức nặng nề vì đại dịch Covid-19, các nhà sản xuất ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại