Cú ngã ngựa của phim ít tên tuổi và nghịch lý doanh thu
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhim được đánh giá tốt lại không mấy khả quan
Điện ảnh Việt cuối năm 2020 đầu năm 2021 có khoảng 6 phim ra mắt nhưng không ghi nhận tác phẩm nào có dấu hiệu khởi sắc về doanh thu.
Trong đó, “Võ sinh đại chiến” được đánh giá ở mức chỉn chu nhưng doanh thu quá ít so với tiền đầu tư, và nhà sản xuất do không đạt được thỏa thuận đã rút phim khỏi rạp.
“Võ sinh đại chiến” mở màn cho năm 2021. Phim được phát hành đúng ngày 1-1 nhưng lại không được suôn sẻ như mong đợi. Bộ phim võ thuật lấy bối cảnh học đường được đầu tư kinh phí tới 21 tỷ đồng và thời gian sản xuất kéo dài ba năm chỉ thu về chưa tới 1 tỷ đồng doanh thu bán vé.
Và mới chỉ sau 6 ngày công chiếu, nhà sản xuất của phim đã tuyên bố rút phim và "mong muốn nhà phát hành hỗ trợ phương án ra rạp vào một thời điểm tốt hơn, thay vì nhồi nhét quá nhiều phim cùng lúc như hiện nay". Phim sẽ bị rút khỏi tất cả hệ thống rạp từ ngày 7-1.
“Chúng tôi quyết tâm không để cho phim chết vì không tiếp cận được khán giả" - nhà sản xuất Võ sinh đại chiến tuyên bố: "Tôi không thể để yên nhìn thấy thành quả của mình, được nhiều khán giả chuyên môn và khán giả đại chúng đánh giá tốt, bị chèn ép thảm thương như thế. Mong mọi người hãy cho chúng tôi, các nhà sản xuất mới, một cơ hội".
Thêm vào đó, ý tưởng quảng bá ban đầu của phim là "truyền tải văn hóa võ thuật Việt Nam". Nhưng qua quá trình làm việc với nhà phát hành, định hướng truyền thông thay đổi sang hướng phim tình cảm học đường, được gọi là "phiên bản võ thuật trẻ trung của Em chưa 18". Đồng thời, ê – kíp sản xuất cũng cho rằng việc có 4 phim của cùng một nhà phát hành ra rạp trong khoảng từ 25-12 đến 8-1 là quá nhiều, và tin rằng điều đó khiến “Võ sinh đại chiến” không được quảng bá tốt nhất.
|
Dù là vấn đề chưa đạt được đúng như thỏa thuận với đơn vị phát hành, thì rõ ràng, “Võ sinh đại chiến” cũng chưa thể hút doanh thu vì nhiều yếu tố: Phim của một đạo diễn mới và diễn viên mới, không có gương mặt quen thuộc ăn khách; suất chiếu thưa thớt, giờ chiếu không thuận lợi; hoàn toàn không có sự tham gia đầu tư của bất kỳ nhà phát hành nào; truyền thông cho bộ phim ít ỏi.
Dù phải tạm thời rút khỏi rạp, nhưng ý kiến phản hồi về bộ phim tương đối tốt. Các màn võ thuật trong phim, đặc biệt là những trận đánh tay đôi được khai thác hiệu quả về thế đòn, góc máy và dựng phim linh hoạt, nhịp nhàng. Phim cũng tôn vinh tinh thần thượng võ của võ thuật cổ truyền Việt Nam. Được đánh giá là chỉn chu và xứng đáng có doanh thu tốt hơn.
Tương tự, ra mắt từ Giáng sinh năm 2020, “Người cần quên phải nhớ” đánh dấu sự hợp tác giữa bộ đôi nhà sản xuất – đạo diễn nổi tiếng Charlie Nguyễn và Đức Thịnh rất được khen ngợi. Tuy nhiên, doanh thu của bộ phim lại không mấy khả quan khi suốt tuần Giáng sinh mới chỉ thu về vỏn vẹn 2 tỷ. “Người cần quên phải nhớ” có ê-kíp mạnh, và dù được khen rằng Đức Thịnh đã sâu sắc hơn thì với kịch bản chưa thật nổi bật, cách kể chuyện gây rối và cảm xúc chưa có cao trào đã khiến phim khó kéo khán giả đến rạp.
Quán quân là tên tuổi quen thuộc nhưng chưa hay
Cùng phát hành dịp Giáng sinh năm 2020, “Chị Mười Ba: Ba ngày sinh tử” có doanh thu cao hơn 30 lần so với “Người cần quên phải nhớ”. Thậm chí còn có dấu hiệu vươn lên ở những tuần sau, vượt mặt cả bom tấn Hollywood “Wonder Women 1984” và đến thời điểm hiện tại vẫn giữ vững phong độ bán vé.
Cả Theo thống kê, “Chị Mười Ba: Ba ngày sinh tử” vươn lên dẫn đầu thị trường điện ảnh Việt cuối năm 2020, đầu năm 2021 nhờ yếu tố giải trí với doanh thu đến nay khoảng 70 tỷ đồng.
|
Về cơ bản, phim có tính giải trí cao hơn, tạo được hiệu ứng nhờ phát triển dòng phim “franchise” giang hồ với series webdrama và phim điện ảnh trước đó. Ở phần trước của “Chị Mười Ba”, chính Thu Trang – Tiến Luật (hai vợ chồng trong vai trò nhà sản xuất) cũng không thể ngờ khi doanh thu phim vượt hơn mong đợi. Đến thời điểm này, sau rất nhiều lần hoãn chiếu vì Covid-19, có lẽ Thu Trang và Tiến Luật có thể tạm “thở phào” vì doanh thu phim phần mới nhất. Nhưng đây vẫn là tác phẩm thiếu chất điện ảnh, nhiều khi sa đà thành tấu hài (có chút nhảm).
Đây cũng không phải là lần đầu tiên, phim Việt ra rạp dù không thực sự tốt vẫn có thể “thắng” doanh thu. Ví như “Siêu sao siêu ngố” mà Trường Giang từng tham gia mấy năm trước, dù nhảm nhưng ra mắt đầu năm – khi ít phim cạnh tranh nên vẫn lọt câu lạc bộ doanh thu phim trên trăm tỷ.
Cú ngã ngựa của phim tốt đầu năm mà nghịch lý doanh thu chưa đi cùng với chất lượng của phim Việt phần nào cho thấy, dù đã có rất nhiều cố gắng để nâng tầm chất lượng, phim Việt vẫn chưa thể nào “hoàn toàn chất” khi ra rạp, khán giả Việt vẫn dễ bị xoay vần theo xu hướng và truyền thông. Có lẽ trong những tháng sau Tết, với nhiều phim chất lượng ra mắt, chuyện doanh thu và chất lượng phim sẽ bớt chênh.
Chỉ chiếm ưu thế số lượng, còn doanh thu vẫn… bỏ ngỏ Nhìn số lượng phim ra rạp và các dự án điện ảnh được công bố năm 2020, tưởng như thể loại thriller (rùng rợn, ly ... |
Phòng vé Việt mùa cuối năm: Phim Việt đã chịu ra rạp, khán giả có chịu đến? Chỉ còn chưa đầy 3 tháng cuối năm để một số phim Việt đã sản xuất xong hoặc sắp sản xuất xong lên lịch ra ... |
Phụ thuộc vào nhà sản xuất và đơn vị phát hành liệu đã đủ? Tuần vừa qua, Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với các cụm rạp ở TP HCM tổ chức hội thảo ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại