Khẩn trương hút ao, bắt cá cung cấp “phương tiện” để ông Táo về trời
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo tín ngưỡng văn hóa của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công, ông Táo về chầu trời, báo cáo những công việc một năm qua ở hạ giới. Người dân thường cúng tiễn bằng cá chép, nhà nào cũng sắm 3 con cá chép vàng để ông Táo làm "phương tiện" về trời.
Vào thời điểm này, có mặt tại các thôn (nay là khu phố) có làng nghề nuôi cá tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa không khí khẩn trương đang bao trùm cả làng nghề. Nhà nhà hút ao, kéo cá rồi phân loại cá để kịp bán cho ngày 23 âm lịch sắp tới.
Cá chép đỏ ở đây rất khỏe, lại có hình dáng và màu sắc đẹp nên được nhiều thương lái thu gom |
Mặc dù còn ít ngày nữa mới đến Tết ông Công, ông Táo, nhưng không khí nơi đây đã bắt đầu khẩn trương hơn khi bà con tiến hành hút ao, chuyển cá vào trong để chuẩn bị xuất bán đi các địa phương. Hàng năm, cứ hễ qua rằm tháng Chạp là nhiều thương lái từ các tỉnh, thành đã tìm đến để thu gom và đưa cá về địa phương để bán. Qua ngày 20, khi số lượng cá bán buôn đã gần hết, nhiều thành viên trong gia đình được phân công chia nhau đến nhiều địa điểm tại thành phố Thanh Hóa để bán lẻ…
Các thương lái luôn tìm đến thu mua ngay khi các hộ tiến hành thu hoạch |
Nằm ven phía Nam thành phố Thanh Hóa, làng Tân Cổ, Tân Hậu, Tân Trúc, xã Quảng Tân (nay là thị trấn Tân Phong) là một trong những làng nghề nuôi cá phục vụ Tết ông Công, ông Táo nổi tiếng nhất xứ Thanh.
Các thành viên trong gia đình được huy động để phục vụ công tác thu hoạch cá |
Đã bao đời nay, bà con nơi vùng quê này đã gắn bó với nghề nuôi cá. Tuy là nuôi thời vụ nhưng nuôi cá ông Công, ông Táo đã trở thành một nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân nơi đây. Nhiều người dù đi làm ăn xa nhưng hễ gần tết lại trở về quê từ sớm để cùng gia đình tát ao, bắt cá bán phục vụ ngày tết ông Công, ông Táo.
Nhiều hộ dân đang tiến hành hút ao để bắt cá |
Theo thống kê của UBND thị trấn Tân Phong, toàn xã hiện có khoảng 200 hộ nuôi cá ông Công, ông Táo. Hiện địa phương đang có chính sách hỗ trợ xác nhận để phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ này vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó địa phương còn tạo điều kiện cho bà con tích lũy đất, chuyển từ diện tích chuyên trồng lúa năng suất thấp sang đất phối hợp nuôi trồng thủy sản. Nhờ đó, mỗi năm các làng nghề nuôi cá nơi đây cung cấp hàng chục tấn cá ông Công, ông Táo cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Anh Nguyễn Trọng Chiến (SN1979), phố Tân Trúc, thị trấn Tân Phong cho biết, gia đình làm nghề nuôi cá ông Công đã hàng chục năm. Ngoài nuôi cá ông Công anh còn nuôi cả cá thịt, cá giống. Trên diện tích gần 7ha, hàng năm vào dịp tết anh thường xuất 2 đến 3 tấn cá ông Công cho chợ đầu mối và các tỉnh lân cận. Cá chép đỏ ở đây lâu nay được nhiều thương lái đến thu mua vì có hình dáng đẹp, đỏ đều, cá sống khỏe. Ban đầu nghề nuôi cá chép đỏ xuất phát từ các hộ dân ở thôn Tân Cổ, nay đã nhân rộng ra nhiều thôn lân cận trong xã.
Cá chép đỏ sau khi thu hoạch được phân loại theo kích thước |
Anh Chiến vừa thu hoạch cá vừa luôn tay nghe điện thoại của các thương lái gọi đến để thu mua |
Nghề nuôi cá chép không chỉ đem nguồn thu nhập cho người dân trong xã mà còn góp phần lưu giữ nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt. Với định hướng phát triển của địa phương cùng sự nỗ lực của bà con nông dân, hi vọng nơi đây sẽ ngày càng phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu của một “làng nghề” truyền thống.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại