Huyện Thạch Thất: xử lý hàng loạt cây đổ, di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênLực lượng chức năng xã Thạch Xá xử lý cây đổ tối 6/9. Ảnh: N.M. |
Theo thông tin từ huyện Thạch Thất, chiều và tối ngày 6/9, trên địa bàn đã xảy ra một số trường hợp bị đổ cây ra đường tại các xã Bình Yên, Tiến Xuân, Thạch Hòa, Yên Bình, Cẩm Yên, Thạch Xá. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Ban chỉ đạo các xã trên đã phối hợp cùng người dân, lực lượng chức năng thực hiện cắt, xử lý để các tuyến đường được thông suốt, không cản trở giao thông.
Bên cạnh đó, tại xã Bình Yên, Ban chỉ đạo cùng người dân đã di chuyển hàng hóa của các hộ ở chợ Hòa Lạc sát suối đi nơi khác an toàn. Đến 20h ngày 6/9, xã Đồng Trúc đã di chuyển 15 hộ trong đó 5 hộ nhà ở không an toàn và 10 hộ già yếu cô đơn, tổng 21 nhân khẩu đến ở các địa điểm an toàn.
Sáng 7/9, trên địa bàn xã Thạch Xá tiếp tục có cây bị đổ ra đường nhưng rất nhanh chóng được lực lượng chức năng xử lý, đảm bảo đường thông thoáng, không cản trở giao thông.
Cùng với đó, các hộ dân trên chùa Tây phương được Ban chỉ đạo xã Thạch Xá tuyên truyền di dời ra khỏi khu vực nhà ở có nguy cơ sạt lở cao.
Sáng cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Thất có công điện gửi thủ trưởng các phòng, ban, ngành huyện; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn; giám đốc Xí nghiệp Thuỷ lợi, Điện lực và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Theo đó, yêu cầu thủ trưởng các phòng, ban, ngành của huyện căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được phân công, phụ trách, chủ động xuống hiện trường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với mưa, bão, lũ, thiên tai với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng người dân, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương; hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai để kịp thời tham mưu, chỉ đạo và thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các xã, thị trấn, Nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.
Ban chỉ đạo xã Thạch Xá di dời người dân trên chùa Tây Phương tránh nguy cơ sạt lở. Ảnh: N.M. |
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố và huyện trong công tác phòng ngừa, ứng phó với siêu bão số 3. Rà soát kỹ, triển khai ngay công tác đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ven sông, khu vực có nguy cơ ngập sâu do mưa, lũ; khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét không đảm bảo an toàn; khu vực có nguy cơ mất an toàn do hệ thống điện, công trình, cây xanh gãy, đổ…; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để đảm bảo tính mạng cho người dân); đặc biệt lưu tâm đến các trường hợp, khu vực đã xảy ra sự cố, thiệt hại đáng tiếc về người trước đây liên quan đến tai nạn khi đi qua khu vực bị ngập sâu, ngầm tràn, đánh bắt cá, vớt củi…; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, triển khai hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt các xã ven Tích có các khu vực trũng thấp, các xã có nguy cơ sạt lở núi, ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang.
Đối với các công trường xây dựng nằm trên địa bàn xã, thị trấn: Tiến hành kiểm tra, rà soát các công trường xây dựng trên địa bàn, đặc biệt lưu ý đến các công trình có thiết bị, vật tư dễ bị ảnh hưởng bởi gió, bão như: cần cẩu tháp, giàn giáo và các thiết bị xây dựng có độ cao. Yêu cầu các công trường phải có phương án (biện pháp) đảm bảo an toàn phòng, chống bão, người lao động phải được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị bảo hộ. Yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu thi công bố trí lực lượng ứng trực tại công trường, đảm bảo có người giám sát, theo dõi diễn biến thời tiết và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Các cần cẩu tháp phải được hạ thấp, gia cố, đảm bảo an toàn, không để xảy ra tình trạng đổ sập gây nguy hiểm cho người và tài sản xung quanh.
Mái tôn bị hư hỏng tại xã Bình Yên. Ảnh: N.M. |
Đối với biển quảng cáo: cử lực lượng rà soát, kiểm tra, yêu cầu các gia đình có biển quảng cáo tấm lớn phải đảm bảo an toàn, gia cố chắc chắn, có biện pháp phòng, chống gió mạnh, yêu cầu các chủ sở hữu biển quảng cáo thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn trong điều kiện thời tiết bất lợi, kiên quyết hạ gỡ hoặc buộc chặt các biển quảng cáo có nguy cơ mất an toàn.
Thường xuyên kiểm tra các trọng điểm xung yếu, đảm bảo an toàn công trình đê điều, thủy lợi, an toàn giao thông, phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại về nhà ở, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, chống úng ngập trong khu công nghiệp, khu dân cư và nội đồng. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi có bão, lũ, úng ngập.
Chỉ đạo lực lượng canh đê, gác cống tổ chức ứng trực 24/24h, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện các sự cố đê điều để kịp thời xử lý, hoành triệt cống theo quy định.
Theo báo cáo của các xã, thị trấn, tính đến 13h00 ngày 7/9 trên địa bàn huyện có 49 cây lấy gỗ, bóng mát bị đổ, gãy. Số cây đổ, gãy đã được các xã, thị trấn xử lý ngay đảm bảo giao thông. 28ha lúa mùa bị đổ. Đổ 01 cột điện cao áp Khu Công nghệ cao Hoà Lạc. UBND xã Thạch Hoà đã phối hợp Công ty Điện lực xử lý. |
Thạch Thất chủ động phương châm “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3 Sáng 6/9, lãnh đạo huyện Thạch Thất đã chủ trì hội nghị triển khai các nhiệm vụ phòng chống cơn bão số 3 trên địa ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại