Hướng dẫn sử dụng kinh phí Nhà nước hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHướng dẫn sử dụng kinh phí nhà nước hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Theo Thông tư, nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm: Nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp; nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật; nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Thông tư nêu rõ về nội dung và mức chi chung phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các nội dung chi đã có chế độ, tiêu chuẩn thì định mức chi thực hiện theo quy định hiện hành, gồm: Kinh phí tổ chức các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết; hội nghị tập huấn; công tác phí trong nước; đi công tác nước ngoài; chi dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại; chi làm đêm, thêm giờ phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; chi hoạt động kiểm tra, giám sát.
Ngoài các nội dung chi nêu trên, Thông tư này quy định một số nội dung và mức chi cụ thể như sau:
Chi hoạt động cung cấp thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa để đăng tải trên các phương tiện truyền thông, mức chi cụ thể gồm:
Chi biên soạn sách, tài liệu: Thực hiện theo quy định về chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chi sản xuất, phát hành, phát sóng các chương trình thu hình, thu thanh; các nội dung chi khác liên quan đến hoạt động cung cấp thông tin: Mức chi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, Nghị định số 21/2015/NĐ-CP.
Đối với chi tổ chức đối thoại, diễn đàn tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chi mua các ấn phẩm, sách, tài liệu tuyên truyền phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm, hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Chi khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chi thực hiện chương trình: Các cơ quan được giao thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các chế độ, định mức chi đã được quy định để thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1-10-2021.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại