Giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMột số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, doanh nghiệp đang thực hiện trông giữ xe không dùng tiền mặt. Ảnh: Khánh Huy |
Còn hạn chế và hiệu suất thấp
Sau đại dịch Covid-19, hầu hết doanh nghiệp (DN) tại Hà Nội đã có sự quan tâm hơn đến việc chuyển đổi số. Theo bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội DN nhỏ và vừa tại Hà Nội còn hạn chế, một số DN vẫn chưa thấu hiểu đầy đủ về vai trò của chuyển đổi số, chưa xác định được hướng đi và lộ trình chuyển đổi số cần thiết.
Số liệu bà Trịnh Thị Ngân đưa ra cho thấy, 35,75% DN đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện tại không còn sử dụng, 39.45% DN đã số hóa dữ liệu, quy trình. Tuy nhiên, chỉ 1,58% đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hóa
Xét về mức độ sử dụng phần mềm trong các hoạt động của DN, kế toán là nghiệp vụ mà các DN nhỏ và vừa Hà Nội chuyển đổi số lớn nhất, với gần 40% DN sử dụng công nghệ số ở mức độ cao và thường xuyên.
64% DN mới chỉ sử dụng ở mức rất ít hoặc hiếm sử dụng phần mềm số quản lý xe và vận chuyển hàng hóa. Hơn 40% DN nhỏ và siêu nhỏ hiện không hoặc rất ít sử dụng phần mềm số trong các hoạt động quản lý kho hàng, đơn hàng, khách hàng và quản lý nhân sự.
Một thực trạng vấn đề lớn nằm ở nguồn lực tài chính để các DN nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số, hơn 45% DN đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế; 20% DN hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số.
Để đạt được mục tiêu trở thành một trong năm địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2025, TP đã triển khai xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp và DN chuyển đổi số, đảm bảo 100% DN nhỏ và vừa trên địa bàn của TP nâng cao nhận thức về chuyển đổi số đến năm 2025.
Thực hiện trông giữ xe không dùng tiền mặt tại một số tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Khánh Huy |
Những giải pháp cần triển khai
Bà Trịnh Thị Ngân đã đưa ra một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số. Thứ nhất, hỗ trợ tài chính cho DN nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi số thông qua các biện pháp và chương trình như khoản vay ưu đãi. Chính phủ có thể cung cấp chương trình cho vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để hỗ trợ DN nhỏ và vừa trong đầu tư vào công nghệ số. Những khoản vay này giúp giảm gánh nặng tài chính ban đầu, hỗ trợ tài chính trực tiếp cho DN. Theo đó, chính quyền địa phương và tổ chức tài chính có thể cung cấp tài trợ trực tiếp để DN triển khai dự án chuyển đổi số, từ việc mua sắm thiết bị đến triển khai hệ thống.
Thứ hai, để đẩy mạnh chuyển đổi số và tạo điều kiện thuận lợi cho DN nhỏ và vừa, UBND TP Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như thúc đẩy phát triển môi trường thể chế và pháp lý, ban hành các quy định hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động chuyển đổi số.
Thứ ba, xây dựng và công bố quy hoạch về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời, phát hành các quy chuẩn để trao đổi thông tin giữa các cơ quan và đơn vị, nhằm đảm bảo sự liên kết và đồng bộ trong việc đầu tư và phát triển hạ tầng chuyển đổi số.
Thứ tư, phát triển hạ tầng số và mạng di động 5G. Trong tương lai, UBND TP Hà Nội cần tiếp tục phát triển hạ tầng số, đặc biệt là triển khai mạng di động 5G. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi số và đảm bảo kết nối nhanh chóng và hiệu quả.
Thứ năm, hỗ trợ và đào tạo chuyển đổi số. UBND TP Hà Nội cần hỗ trợ và đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số cho các DN nhỏ và vừa. Điều này có thể bao gồm việc hình thành và tổ chức mạng lưới chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo và tư vấn chuyển đổi số cho các DN nhỏ và vừa;
Thứ sáu, phát triển gói hỗ trợ chuyển đổi số, bao gồm hướng dẫn và giải pháp công nghệ cho các nhóm đối tượng khác nhau, tùy theo quy mô, giai đoạn phát triển kinh doanh và theo lĩnh vực, ngành nghề.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội Lê Tự Lực, chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị DN và tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, mà còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh. Để duy trì và nâng cao sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, các DN phải thích nghi với sự thay đổi và sử dụng công nghệ số hóa để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, cải thiện hiệu suất và chất lượng, tạo ra giá trị cho khách hàng.
Ông Lê Tự Lực - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội cho biết, nhằm giúp các DN trên địa bàn phát triển mạnh cũng như tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, TP đã có chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, phát triển kinh tế số quốc gia nhanh và bền vững. |
Đổi mới mạnh mẽ tư duy về chuyển đổi số | |
Tạo điều kiện cho mọi người dân được thụ hưởng lợi ích từ hoạt động chuyển đổi số |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại