Thứ sáu 19/04/2024 07:04

Hội thảo kỷ niệm 20 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 25/7, tại Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phối hợp với một số Viện nghiên cứu của Trung Quốc tổ chức Hội thảo kỷ niệm 20 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) (2002-2022) theo hình thức trực tuyến.
Hội thảo kỷ niệm 20 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông
Tham dự Hội thảo có một số Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, nhất là những người đã từng tham gia ký DOC năm 2002, cũng như các học giả đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN.

Về phía Việt Nam, có sự tham dự của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Đông. Hội thảo được tổ chức 03 phiên: Thời khắc lịch sử khi ký DOC; Kết quả và triển vọng của việc thực thi DOC; Tiến triển và định hướng trong tham vấn Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC) giữa ASEAN – Trung Quốc.

Phát biểu tại Hội thảo, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi (Vương Nghị) cho rằng hòa bình, ổn định ở Biển Đông là tiền đề của sự phát triển tại khu vực; đề nghị các bên tiếp tục duy trì hòa bình, hợp tác trên biển, thúc đẩy đàm phán, sớm đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh DOC là văn bản quan trọng đầu tiên được ký kết giữa ASEAN với một nước đối tác, góp phần vào việc thúc đẩy hòa bình, tin cậy và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc; DOC tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của các bên đối với tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khẳng định sức sống của các nguyên tắc và cam kết trong DOC như tôn trọng và tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm (UNCLOS) 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), giải quyết hòa bình tranh chấp, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình…; cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục thực thi một cách đầy đủ và hiệu quả DOC, duy trì môi trường thuận lợi cho việc đàm phán COC - một trong những cam kết trong khuôn khổ DOC.

Các nguyên Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhắc lại sự cần thiết và tiến trình đi đến ký kết DOC năm 2002 – văn bản đầu tiên và là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc về Biển Đông; khẳng định ý nghĩa và vai trò của DOC đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực.

Các đại biểu cũng khẳng định thành quả đàm phán COC cho đến nay là khá tích cực, thực chất. Tuy nhiên, để thúc đẩy đàm phán tiếp tục có tiến triển, ASEAN và Trung Quốc cần nỗ lực, hợp tác nhiều hơn nữa trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định thông qua việc thực hiện tự kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, tôn trọng quyền và lợi ích của các bên phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

Ấn Độ đánh giá cao vai trò Điều phối viên của Việt Nam trong quan hệ ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2015 - 2018
Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN-Ấn Độ lần thứ 23
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Ngày 16/4, ngay sau khi kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Tối 10/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn về đến Hà Nội, hoàn thành các nội dung của chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam  Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Đông Dương

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hữu nghị Lào và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Đông Dương

Sáng 9/4, Đoàn đại biểu cấp cao UBTƯ MTTQ Việt Nam do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn đã rời Thủ đô Hà Nội bắt đầu chuyến thăm và dự Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường

Trước phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu chung cư có căn hộ, nhà ở với mức giá cao bất thường; có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng này.
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.
Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững cho TP Hà Nội.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội thống nhất tăng số lượng HĐND của TP Hà Nội là 125 đại biểu. Đồng thời, cần có khung tối đa của cơ quan chuyên môn thuộc TP Hà Nội.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động