Thứ sáu 18/04/2025 18:24

Hồi sinh bản sắc lễ hội trên đường phố Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Là địa phương có số lượng lễ hội nhiều nhất với 1.206 lễ hội trên cả nước, những năm qua, hoạt động lễ hội trên địa bàn TP Hà Nội được khôi phục và phát triển đúng hướng. Nhiều lễ hội trăm năm, nghìn năm tuổi trên mảnh đất kinh kỳ đã hồi sinh trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống đương đại.
Rước kiệu truyền thống kỷ niệm 595 ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ảnh M.Miên
Rước kiệu truyền thống kỷ niệm 595 ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang. Ảnh M.Miên

Sau 70 năm gián đoạn việc thực hành tín ngưỡng, lễ hội chùa Láng 2023 phục dựng nhiều nghi thức cổ truyền đã khai hội vào tháng 4/2023. Tại lễ hội tái hiện đầy đủ các nghi thức văn hóa “độc nhất vô nhị” của người dân vùng kẻ Láng xưa. Từ đám rước lâu đời, tục “độ hà” - thể hiện đạo hiếu đến nghi thức “đấu thần” - hội trận “đấu pháo” duy nhất trong kho tàng lễ hội Việt Nam, mô phỏng lại trận đấu giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên với tràng pháo thăng thiên kéo dài trong nửa tiếng đồng hồ đã tạo nên một không gian lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa.

Trong hành trình văn hóa tín ngưỡng, mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 595 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428 - 2023). Ngoài hình ảnh lễ dâng hương, rước kiệu truyền thống, lễ hội còn thực hiện một chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc giúp người dân và du khách kết nối với lịch sử và di sản nghìn năm của Hà Nội.

Cùng với đó là hoạt động giới thiệu tranh dân gian Hàng Trống tại đình Nam Hương, biểu diễn võ thuật dân tộc, biểu diễn thư pháp và trình diễn nặn tò he. Đặc biệt chương trình thi đấu cờ người xuống phố đã thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân và du khách.

Thời gian qua, thực hiện mục tiêu Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nhiều lễ hội truyền thống được phục dựng và giữ gìn. Trong nội thành Hà Nội phải kể đến như lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội 5 làng Mọc, lễ hội chùa Láng… Các lễ hội ngoại thành gồm có lễ hội Gióng, lễ hội Cổ Loa, lễ hội chùa Hương, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh,…

Trong đó, lễ hội Cổ Loa với việc đưa không gian lễ hội trò chơi bắn nỏ, gợi nhớ câu chuyện nỏ thần thời An Dương Vương dựng thành, chống giặc. Những câu chuyện từ trang sử bước xuống đời sống hiện đại dung dị, gần gũi.

Tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long, khu phố cổ Hà Nội đã phục dựng và ra mắt công chúng nhiều nghi lễ truyền thống đã từng hiện diện trên đất Thăng Long -Hà Nội, nghi lễ Chính Đán, nghi lễ Tiến Xuân ngưu, lễ hội đèn Quảng Chiếu.

Từ việc phục hưng lễ hội cổ truyền, không chỉ là giữ gìn, bảo tồn giá trị di sản văn hóa, còn góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Qua đó, phát huy tiềm năng lễ hội trong phát triển công nghiệp văn hóa từ du lịch di sản ở địa phương.

Chính thức khai hội ngôi chùa nghìn tuổi của Hà Nội
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Gắn kết yêu thương, hướng về nguồn cội
Hải Phòng cấm xe nhiều tuyến đường để tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Những thông điệp nhân văn được gửi gắm qua triển lãm tranh “Những sắc màu biết nói”

Triển lãm tranh thiếu nhi “Những sắc màu biết nói” với 116 tác phẩm xuất sắc của 108 học sinh đang học tập tại Trung tâm Nghệ thuật House of Art sẽ chính thức diễn ra từ 16h30 ngày 19/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 21/4.
Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều phim kinh điển chiếu miễn phí dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Những bộ phim để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả như “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… sẽ được chiếu miễn phí trong chương trình "Những ngày phim Việt Nam" tại Rạp Ngọc Khánh.
Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Vở nhạc kịch về Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hà Nội trở lại sân khấu

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà hát Tuổi trẻ đưa vở nhạc kịch “Lửa từ đất” về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông Nguyễn Ngọc Vũ - Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Đảng bộ TP Hà Nội, trở lại sân khấu Thủ đô.
Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Phố sách Hà Nội

Ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2025).
Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Yêu kiều hương sắc tháng Tư

Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân… mỗi mùa đều mang một hương sắc rất riêng nhưng thời khắc giao mùa vào tháng Tư luôn mang lại cảm xúc đặc biệt cho những ai yêu và gắn bó với Hà Nội.
Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

Câu chuyện cuộc sống: chuyến đi đầu tiên

16 tuổi, lần đầu tiên Trân rời xa TP và đến vùng miền núi xa xôi để trao quà cho các em nhỏ nơi đây. Hành trình của Trân không hề dễ dàng. Cô phải di chuyển nhiều tiếng bằng ô tô, sau đó đổi sang xe máy để vượt đèo, lên dốc.
Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Công nghiệp văn hóa giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu phát triển Thủ đô

Các chuyên gia văn hóa đều cho rằng, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô 2024.
Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Phát huy thế mạnh của làng nghề, di tích

Thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP Hà Nội xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa.
Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Bóng hình Tổ quốc thân thương!

Tiết trời tháng Tư như là bản hoan ca rộn ràng của thiên nhiên, đất trời và lòng người khi cùng hòa chung một nhịp đập. Ấy là niềm hân hoan trong khúc giao mùa, là niềm vui phơi phới đón chờ thời khắc thiêng liêng trong ngày hội lớn của non sông!

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động