Hội Luật gia TP Hà Nội lan tỏa kiến thức pháp luật tới Nhân dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội Luật gia Việt Nam tặng Bằng khen cho các tập thể thuộc Hội Luật gia TP Hà Nội có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội năm 2020. Ảnh: Hồng Thái |
Những kết quả ấn tượng
10 năm qua, các đơn vị Hội Luật gia TP Hà Nội tự mình hoặc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ngành cùng cấp tổ chức 3.014 hội nghị với 605.800 lượt người là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên của hội và Nhân đân. Dự và nghe 25 đầu luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân… In và phát hành 671.000 tờ gấp pháp luật (nội dung 20 luật) phát đến hộ gia đình và người dân địa bàn Hà Nội, in và phát hành 1.400 cuốn Hỏi đáp pháp luật, 15.800 cuốn bản tin Luật gia Thủ đô làm tài liệu tuyên truyền cho Hội Luật gia cơ sở.
Trong 2 năm 2020, 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, do phải thực hiện nhiệm vụ kép phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống đại dịch Covid-19, các đơn vị Hội Luật gia và hội viên Hội Luật gia TP Hà Nội đã chủ động, sáng tạo áp dụng CNTT trong PBGDPL trên các trang thông tin điện tử, báo viết, báo nói, Zalo, Facebook… Các quận, huyện và Chi hội luật gia xã, phường, thị trấn thường xuyên viết tin bài về pháp luật phát trên hệ thống loa truyền thanh của huyện và của xã. 10 năm đã viết hơn 50.000 bài pháp luật.
Hội viên luật gia sinh hoạt ở Chi hội luật gia TAND TP và các quận huyện; Hội viên luật gia sinh hoạt ở các chi hội luật gia VKSND TP và các quận huyện đã lồng ghép hoạt động hội với hoạt động chuyên môn thường xuyên PBGDPL thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa. Mỗi năm tòa án hai cấp TP Hà Nội xét xử hàng chục ngàn vụ án các loại nên số lượng người được PBGDPL rất lớn.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội luật gia là thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho tổ chức và cá nhân. 10 năm qua, Trung tâm tư vấn pháp luật - Hội Luật gia TP Hà Nội và các đơn vị hội luật gia trên địa bàn Hà Nội đã tư vấn pháp luật được 30.672 vụ việc; Tư vấn qua điện thoại 1088 được 17.980 cuộc gọi với 118.185 phút đàm thoại. Thông qua tư vấn pháp luật có hàng chục ngàn người dân được phổ biến pháp luật.
Luật PBGDPL tác động tích cực đến người dân
Thực hiện đề án xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý theo Quyết đinh 1133/QĐ-TTg và Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sau 10 năm Hội đã thực hiện 301 cuộc PBGDPL, trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, phường, thị trấn, các trường học trên địa bàn TP Hà Nội. Có 45.150 người được phổ biến pháp luật, 2.100 người được trợ giúp pháp lý.
Hội Luật gia TP còn tích cực PBGDPL thông qua hòa giải ở cơ sở, các hội viên sinh hoạt tại Chi hội luật gia xã, phường, thị trấn là hòa giải viên các tổ chức hòa giải ở cơ sở tích cực tham gia hòa giải giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ ở cơ sở. 10 năm qua đã tham gia hoà giải 12.564 vụ việc.
Với đội ngũ luật gia tham gia đông đảo (5.706 hội viên) trong đó có nhiều chuyên gia pháp luật, 10 năm qua các cấp Hội Luật gia TP Hà Nội đã đóng góp hàng ngàn ý kiến xây dựng 164 dự thảo luật, 1.500 văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND và các Sở, ngành trong TP ban hành.
Hàng năm Thành hội và Hội Luật gia quận, huyện, thị xã cử luật gia tham gia thành viên các đoàn giám sát của UBMTTQ, các đoàn giám sát của HĐND, Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội của HĐND giám sát việc thực hiện khiếu nại, tố cáo của chính quyền tại địa phương, giám sát thực hiện Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, giám sát việc ban hành các Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, giám sát đầu tư công, giải quyết kiến nghị của cử tri. Trung bình mỗi năm thực hiện 15 cuộc giám sát.
10 năm thực hiện Luật PBGDPL, Hội Luật gia TP đánh giá việc thực hiện Luật PBGDPL có tác động rất tích cực đến đời sống xã hội và người dân, cụ thể: Nhận thức, kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân được nâng cao, kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức và xã hội được đảm bảo, vi phạm pháp luật giảm, ANCT, TTATXH ổn định, tạo thành nền nếp tự tìm hiểu, học tập pháp luật cho người dân cũng như tạo nếp sống, làm việc theo pháp luật trong Nhân dân.
Tuy nhiên trong thực hiện PBGDPL còn tồn tại hạn chế như việc xây dựng, phát triển đội ngũ làm công tác PBGDPL (báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật) của các đơn vị Hội Luật gia Hà Nội gặp nhiều khó khăn, trở ngại nên hạn chế kết quả công tác PBGDP, nguồn lực cho công tác PBGDPL còn hạn hẹp nhất là ở cơ sở, ảnh hưởng nhiều đến quá trình thực hiện Luật PBGDPL.
Hội Luật gia TP Hà Nội đề nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật PBGDPL, thể chế quan điểm của Đảng trong nghị quyết Đại hội đảng lần thứ VIII “Lấy người dân làm trọng tâm” và cụ thể hóa trong luật quy định “Xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý”. Sửa đổi quy định về điều kiện làm báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cho phù hợp với thực tế. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại