Thứ hai 25/11/2024 18:47

“Hoạt động phức hợp: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 11/7, Đối thoại Biển lần thứ 11 với chủ đề “Hoạt động phức hợp: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển” do Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung tại Việt Nam (KAS) đồng tổ chức đã diễn ra tại Hải Phòng.
“Hoạt động phức hợp: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển”
Các diễn giả đã thảo luận về thực tiễn hoạt động phức hợp và hoạt động vùng xám ở khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, nhận định hoạt động phức hợp không phải hiện tượng mới mẻ trong lịch sử thế giới. Đối thoại là cơ hội để xác định nội hàm của hoạt động phức hợp, các trường hợp hoạt động phức hợp bị lợi dụng thành hoạt động vùng xám.

TS. Nguyễn Hùng Sơn chỉ ra rằng nhiều hoạt động vùng xám vẫn chưa được nhận diện đầy đủ và đánh giá rõ ràng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Do đó, Đối thoại đặt mục tiêu “mổ xẻ” bản chất của các hoạt động vùng xám, sự thiếu thiện chí trong việc áp dụng và giải thích luật quốc tế hoặc lợi dụng những quy định của luật quốc tế còn chưa thực sự rõ ràng để làm suy yếu luật quốc tế, từ đó, ứng phó hiệu quả hơn với chiến thuật này.

Trưởng đại diện KAS ông Florian C. Feyerabend cho biết trong Chiến lược An ninh Quốc gia đầu tiên mà Đức công bố cách đây vài tuần, Đức tuyên bố sẽ xây dựng một chiến lược riêng để đối phó với các thách thức vùng xám, với mục đích tăng cường năng lực xác định, phân tích và ứng phó với các hoạt động vùng xám. Ông Feyerabend nhận định Đối thoại Biển là chuỗi hội thảo đáng chú ý, kết nối các vấn đề từ chính sách đối ngoại, luật pháp quốc tế tới khoa học công nghệ.

Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam Marcus Winsley đánh giá Đối thoại Biển là cơ hội để lắng nghe và trao đổi với các chuyên gia hàng đầu, là diễn đàn để cập nhật về những bước phát triển mới của an ninh biển. Ông bày tỏ hy vọng thông qua Đối thoại, giới học giả và chính giới các nước hiểu thêm về hoạt động vùng xám, qua đó tìm ra các cách thức ứng phó.

Trao đổi tại các phiên của Đối thoại, các diễn giả đã thảo luận về thực tiễn hoạt động phức hợp và hoạt động vùng xám ở khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng. Theo đó, hoạt động phức hợp có một số đặc điểm: Kết hợp các biện pháp truyền thống và phi truyền thống, quân sự và phi quân sự, thường được thực hiện bởi chủ thể phi nhà nước nhưng có hậu thuẫn bởi nhà nước; giữ tình hình ở mức độ “nóng” dưới ngưỡng chiến tranh; thường ở vùng chuyển tiếp giao tiếp giữa các không gian, chủ thể hoặc luật lệ khác nhau.

Tại Hội thảo, các chuyên gia nhận định hiện nay các hoạt động vùng xám, phức hợp đặt ra những thách thức pháp lý, tác động tới trật tự quốc tế hiện hành. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ càng khiến các thách thức mang tính phức hợp và vùng xám càng trở nên rõ nét hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động vùng xám không chỉ diễn ra trên thực địa mà còn diễn ra trên nhiều “mặt trận” khác như kinh tế (ví dụ các lệnh trừng phạt, cấm vận, kiểm soát xuất nhập khẩu…) hay thông tin - tuyên truyền (như hoạt động cố ý tuyên truyền các thông tin sai lệch).

Hội nghị cũng đã đưa ra những sáng kiến, đề xuất cho các quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động phức hợp, đặc biệt để ứng phó hiệu quả các hoạt động vùng xám.

Thứ nhất, các nước cần tăng cường phối hợp hành động giữa các cơ quan chức năng liên quan.

Thứ hai, các nước cần tăng cường, nâng cao năng lực nhận biết các thách thức vùng xám, phân biệt các hoạt động phức hợp có mục tiêu hợp pháp và các hoạt động vùng xám với mục tiêu và dụng ý không hợp pháp. Thứ ba, các quốc gia và tổ chức quốc tế cũng cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động phức hợp. Thứ tư, hợp tác quốc tế cũng là "chìa khóa" để các nước điều phối, phối hợp hành động, qua đó quản lý các hoạt động phức hợp hiệu quả hơn.

Phát biểu bế mạc Đối thoại, TS. Nguyễn Hùng Sơn hy vọng những thông tin được trình bày tại Đối thoại Biển lần thứ 11 sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu hơn về hoạt động phức hợp và hoạt động vùng xám qua đó có thể chủ động ứng phó và đề ra các quy tắc, luật lệ quản lý các hoạt động này.

Đối thoại Biển lần thứ 11 được tổ chức nhằm thảo luận về xu hướng sử dụng hoạt động phức hợp của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới (bao gồm cả hoạt động vùng xám tại Biển Đông). Tại đây, các diễn giả đã chia sẻ các quan điểm về hoạt động phức hợp và kinh nghiệm ứng phó với các hoạt động vùng xám từ góc độ thực tiễn các nước. Đối thoại cũng hướng tới mục tiêu thảo luận, đề xuất các kiến nghị chính sách và pháp lý để quản lý các hoạt động nhằm đảm bảo trật tự trên biển.

Đối thoại Biển lần thứ 11 gồm bốn phiên với các chủ đề: Hoạt động phức hợp từ lý thuyết tới thực tiễn; Các khía cạnh phi quân sự của hoạt động phức hợp; Công nghệ cao - Yếu tố kích hoạt chính của các hoạt động phức hợp; và Các khuyến nghị chính sách và pháp lý nhằm quản lý hoạt động phức hợp.

Đối thoại có sự tham gia của hơn 100 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 50 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến, trong đó gần 20 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia, nhiều đại diện đến từ các cơ quan đại diện tại Việt Nam, đại diện từ các Ban, Bộ, Ngành liên quan, chuyên gia từ các viện nghiên cứu và các trường đại học.

Đối thoại Biển là sáng kiến của Học viện Ngoại giao nhằm kết nối các nhà khoa học bàn thảo về khoa học biển, kết hợp thảo luận chính sách và khuôn khổ pháp lý hướng tới quản trị biển bền vững. Đến nay, Học viện đã tổ chức thành công 11 Đối thoại và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các đại biểu tham dự. Nhiều ấn phẩm chất lượng đã được đăng tải từ các nội dung Đối thoại.

Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa để Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2024
Công tác ngoại giao kinh tế được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở báo cáo T.Ư có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, bước vào tuần làm việc cuối cùng từ ngày 25/11 đến 30/11 với lịch trình dày đặc các hoạt động thảo luận, biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến luật pháp, nhân sự và chính sách phát triển quốc gia.
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động